Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là bệnh gì mà khiến nhiều người tìm cách phòng bệnh trĩ như vậy. Là một căn bệnh với tỷ lệ người mắc cao nhưng lại ít ai hiểu rõ về căn bệnh “khó nói” này. Những nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, và cách ngăn ngừa bệnh trĩ như thế nào? Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Là một căn bệnh khá phổ biến trong trong các bệnh về đường hậu môn nhưng ít ai biết cách phòng bệnh trĩ cũng như hiểu rõ về căn bệnh này.

Bệnh trĩ là gì?

Câu nói của người xưa “Thập nhân cửu trĩ” tức là cứ 10 người thì có tới 9 người mắc trĩ. Đủ thấy đây là một căn bệnh khá phổ biến. Nhưng khi tìm hiểu kỹ về căn bệnh này rồi, bạn sẽ an tâm hơn, không thấy nó không quá kinh khủng như trong tưởng tượng. 

Bệnh trĩ được dân gian gọi cách khác là bệnh lòi dom. Đây là bệnh lý trực tràng – hậu môn phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Có đến khoảng từ 30 – 50% dân số Việt Nam mắc phải. Bệnh hình thành chủ yếu do các đám rối quanh hậu môn bị căng giãn quá mức. Các mô xung quanh hậu môn bị sưng viêm lên, từ đó hình thành các búi trĩ.

Tuy bệnh trĩ ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất lao động, học tập, chất lượng giấc ngủ và tâm sinh lý.

Hiểu rõ về bệnh trĩ giúp bạn biết cách phòng bệnh trĩ hiệu quả.
Hiểu rõ về bệnh trĩ giúp bạn biết cách phòng bệnh trĩ hiệu quả.

Phân loại bệnh trĩ

Nắm được cách phòng ngừa bệnh trĩ cần biết về các dạng bệnh trĩ.

  • Bệnh trĩ nội: Là tình trạng mà các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn và trực tràng sưng lên và tạo thành các búi trĩ. Trĩ nội được chia làm nhiều các cấp độ khác nhau. Cấp I và cấp II là những cấp độ nhẹ khi các búi trĩ chưa lòi ra ngoài. Ở cấp độ nặng hơn (cấp III, cấp IV), các búi trĩ dễ sa ra ngoài khiến hậu môn bị viêm nhiễm. Người bệnh không  chỉ phải chịu đau đớn, mà còn mang theo những mặc cảm, tự ti. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu. Các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa..
  • Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng các nếp hậu môn bị sưng và căng phồng do chèn ép của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, do nhiễm trùng và tụ máu gây ra. Các búi trĩ ngoại thường lồi hẳn ra bên ngoài nên dễ dàng có thể sờ và nhìn thấy được.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ bên trong ống hậu môn sa xuống, kết hợp búi trĩ ngoại bên ngoài hậu môn tạo thành một búi trĩ lớn. Đó là bệnh trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ chia thành nhiều dạng trĩ theo cấp độ lòi ra ngoài của búi trĩ.
Bệnh trĩ chia thành nhiều dạng trĩ theo cấp độ lòi ra ngoài của búi trĩ.

Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ 

Các mức độ phát triển của bệnh trĩ được xác định thông qua mức độ sa của búi trĩ.

  • Trĩ độ 1: Giai đoạn mới phát. Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Dễ gây chảy máu, nhất là sau khi đi cầu.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ phát triển to rõ rệt. Búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài khi rặn đi cầu . Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ lại gia tăng thêm kích thước. Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào. Cấp độ này có thể gây chảy máu kéo dài và dẫn đến chứng thiếu máu.
  • Trĩ độ 4: Các búi trĩ ứ máu và có kích thước khá to. Ngoài búi trĩ chính còn phát triển thêm các búi trĩ phụ. Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn và không thể co vào.
Các cấp độ trĩ từ nhẹ đến nặng đều gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.
Các cấp độ trĩ từ nhẹ đến nặng đều gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân mắc trĩ

Có nhiều nguyên nhân và cách phòng bệnh trĩ có thể thấy được trong cách sinh hoạt và lối sống.

Nguyên nhân thường gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng do một số thói quen ăn uống. Ăn nhiều đồ cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều đạm. Ít ăn rau xanh hoa quả, ăn ít chất xơ. Không uống đủ lượng nước cần thiết. Sử dụng rượu bia, chất kích thích, coffee,…Các tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như lị, tiêu chảy, táo bón…Khi kéo dài có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn. Gây suy yếu, phình giãn thành mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh trĩ. Lười vận động và ít tập thể dục thể thao, ngồi đại tiện sai tư thế…
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Hậu môn bị xây sát và viêm nhiễm do quan hệ tình dục hay việc đưa các dị vật vào hậu môn.
  • Thừa cân, béo phì và lười vận động: Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Lười vận động dẫn đến tĩnh mạch có thể bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.
Thừa cân, béo phì, lười vận động là một trong những nguyên nhân mắc trĩ.
Thừa cân, béo phì, lười vận động là một trong những nguyên nhân mắc trĩ.

>>> Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân không mong muốn:

  • Do tính chất công việc: Nhiều công việc thường xuyên lao động nặng hay phải ngồi lâu khiến cơ thể tạo sức ép xuống vùng cơ xung quanh hậu môn. Ví dụ như: nghề khuân vác, vận động viên cử tạ, nhân viên văn phòng, lái xe, lễ tân, bảo vệ…
  • Ảnh hưởng của các giai đoạn sinh lý: Ngoài ra, cũng có thể do ảnh hưởng của Một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, quá trình sinh nở và rối loạn nội tiết tố.  Tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, dễ xuất hiện bệnh trĩ.
  • Dị ứng tại chỗ: Giãn phình tĩnh mạch ở ống trực tràng cũng có thể là hệ quả do dị ứng một số loại thuốc đặt và bôi ở hậu môn.

Một số nguyên nhân khác: Các thói quen nhịn đại tiện; Tập thể dục quá mức; U vùng tiểu khung (u đại trực tràng, u ở tử cung); Ngồi lâu trên bồn cầu; Mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường và bệnh gút; Tuổi tác…

Không nên nhịn đại tiện hay ngồi quá lâu trên bồn cầu.
Không nên nhịn đại tiện hay ngồi quá lâu trên bồn cầu.

Các phòng tránh bệnh trĩ cần biết

Có nhiều cách phòng bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, từ cách ăn uống đến sinh hoạt. 

Cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để phân dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, cần làm theo các phương pháp sau:

  • Cách ăn uống phòng bệnh trĩ là ăn thực phẩm nhiều chất xơ: 25g mỗi ngày đối với phụ nữ và 38g mỗi ngày đối với nam giới. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,…Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tăng khối lượng phân và tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước
  • Không rặn mạnh khi đi cầu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng đồng thời có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu. Vận động mỗi khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Ăn nhiều chất xơ sẽ tốt cho đường tiêu hóa.
Ăn nhiều chất xơ sẽ tốt cho đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, ở những người trên 40 tuổi, ngoài bệnh trĩ còn có rất nhiều bệnh lý khác gây chảy máu hậu môn. Như ung thư đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, polyp đại trực tràng…Khó có thể nhận biết rõ là bệnh trĩ hay không, cách phòng tránh bệnh trĩ cũng khó áp dụng. Vậy nên khi thấy các triệu chứng chảy máu nhiều từ hậu môn, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất,…hãy tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Nếu thay đổi thói quen đi cầu, thay đổi màu sắc phân hãy nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Ngoài cách phòng và chữa bệnh trĩ hiện đại như cắt bỏ trĩ, chích xơ, thắt búi trĩ, làm teo mô trĩ…các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Đông y cũng được giá khá cao về tính an toàn và độ hiệu quả.

Kết hợp cả uống – bôi – ngâm để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Thuốc uống: Chủ trị căn nguyên, bồi dưỡng can thận, nhuận tràng thông tiện. Tăng cường chức năng phủ tạng để phục hồi sức khỏe người bệnh trĩ từ bên trong.
  • Thuốc ngâm:  Sát trùng, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, làm co búi trĩ hiệu quả.
  • Thuốc bôi: Kháng khuẩn, làm dịu các tổn thương, hỗ trợ làm teo búi trĩ nhanh chóng hơn.

Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Trong quá trình sử dụng Tinh dầu thực vật Đại Phú An, rất nhiều khách hàng đã chia sẻ về cách hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả. Đó là lấy tinh dầu bôi trực tiếp vào khu vực vị trĩ, và phần búi trĩ bị sa xuống. Hoặc có thể nhỏ vào nước sôi với nhiệt độ vừa đủ ấm. Ngồi ngâm khoảng 15 phút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tinh dầu thực vật Đại Phú An.
Tinh dầu thực vật Đại Phú An.

>>> Địa chỉ mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An chính hãng

Để liên hệ tư vấn và đặt mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An, quý khách có thể liên hệ qua:

Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An

  • Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 2 ngõ 14 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ba Đình, Hà Nội

         Hotline: 0975.997.949

         Website: daiphuan.vn

  • Địa chỉ: Khe Cỏ, An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái.

         SĐT: (0216) 3830 383

         Fanpage:facebook.com/daiphuan.tinhdauthucvat