ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – NGUYÊN NHÂN VÀ BIẾN CHỨNG

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – NGUYÊN NHÂN VÀ BIẾN CHỨNG

Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng trong dân số. Căn bệnh này bị phụ thuộc nhiều bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy việc điều trị rất khó khăn và lâu dài. Nhiều người chưa biết hết các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra nên còn chủ quan. Cùng Đại Phú An tìm hiểu 1 số nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm do Đái Tháo đường gây ra nhé!

Đái tháo đường là bệnh gì?

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính. Biểu hiện của nó chính là lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Khi cơ thể bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin sẽ rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Nguyên nhân của đái tháo đường

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin. Đây là một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Nó sẽ tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn.

Hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường. Điều này khiến lượng đường trong máu ở mức cao, các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động.

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạch máu lớn

Các bệnh mạch máu lớn là một trong những biến chứng nặng về và gây tỉ lệ tử vong khá cao ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong đó hay gặp nhất là biến chứng mạch vành gây cơn đau thắt ngực. Thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Biến chứng mạch máu ngoại biên cũng khá thường gặp với biểu hiện là tình trạng viêm động mạch chi dưới. Tình trạng này có thể gây các vết loét ở bàn chân, hoại thư chân. Kết hợp với biến chứng thần kinh có thể gây những tổn thương nặng nề.

Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường ( Nguồn ảnh: Internet)
Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường ( Nguồn ảnh: Internet)

Biến chứng mạch máu nhỏ

Các mạch máu nhỏ thường bị tổn thương ở thận, ở mắt gây bệnh lý võng mạc, bệnh thận đái tháo đường.  Thường sau 30 năm mắc đái tháo đường, khoảng 80% bệnh nhân sẽ có bệnh lý võng mạc, khoảng 7% bệnh nhân sẽ bị mù. Chính vì vậy việc đi khám, soi đáy mắt định kỳ để phát hiện bệnh võng mạc sớm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng mạch máu nhỏ ở thận cũng khá thường gặp với biểu hiện là tình trạng vi đạm niệu. Khi bệnh tiến triển và tăng dần có thể thấy các biểu hiện của hội chứng thận hư với albumin máu giảm, tăng huyết áp, phù.

Biến chứng thần kinh

Đái tháo đường ảnh hưởng lớn đến thần kinh gây nhiều biến chứng khác nhau. Một số biến chứng như: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, viêm đơn dây thần kinh… Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, đau nhức chi dưới khi bị viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Cũng có thể gây viêm đơn dây thần kinh, gây đau rễ thần kinh.

Ngoài ra đái tháo đường còn gây biến chứng thần kinh thực vật. Có thể gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Ví dụ tổn thương hệ thần kinh thực vật hệ tiêu hóa gây giảm trương lực thực quản, dạ dày. Nó có thể gây táo bón, tiêu chảy, đầy bụng chậm tiêu.

Một số bệnh nhân có thể bị biến chứng thần kinh bàng quang làm giảm co bóp, liệt bàng quang và có thể còn gây bất lực ở nam giới…

Biến chứng nhiễm trùng

Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng, rất dễ bội nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài vào. Kể cả những vết thương, vết xước da rất nhỏ cũng có thể trở thành ổ nhiễm trùng lớn và lan rộng nếu không được xử trí và điều trị kịp thời.

Không chỉ có các tổn thương ngoài da như loét bàn chân, đái tháo đường còn gây viêm bàng quang, viêm đài thận, viêm phổi… tùy theo từng loại vi trùng gây bệnh. Nói chung biến chứng của đái tháo đường rất nặng nề. Chính vì vậy cần phải nắm rõ và phòng tránh các biến chứng này để hạn chế tối đa rủi ro.

Phòng tránh các biến chứng đái tháo đường

Tập thể dục:

Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn khi chuyển đổi glucose thành năng lượng tế bào. Cơ xương chắc khỏe sẽ giúp lượng đường trong máu được sử dụng hiệu quả. Khi cơ bắp được rèn luyện, nó sẽ đẩy lượng đường ra khỏi máu và giúp quản lý lượng đường trong máu tốt hơn. Các bài tập aerobic hằng ngày hoặc thói quen đi bộ là những vận động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho những người bệnh.

Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường. (Nguồn ảnh: Internet)
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường. (Nguồn ảnh: Internet)

Điều chỉnh tâm lý:

Ở những người bị bệnh đái tháo đường, căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu.Những người bị căng thẳng nghiêm trọng thường không chăm sóc tốt cho bản thân. Họ dễ hình thành thói quen uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và bỏ qua tập thể dục. Từ đó, đường máu không được kiểm soát tốt. Để giảm bớt hoặc kiểm soát căng thẳng, theo các chuyên gia, tập thể dục, thiền định, đọc sách, nghe nhạc có thể giúp ích trong việc điều chỉnh tâm lý, quản lý căng thẳng, giúp kiểm soát tốt đường máu.

Chăm sóc mắt, răng, miệng, da, chân:

Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể. Thường gặp nhất là ở mắt, thận, thần kinh. Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị mù mắt, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Chỉ cần vết loét trên bàn chân không được điều trị, một thời gian sau có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, buộc phải cắt cụt chân. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, hạn chế các vết thương để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

Sử dụng các thảo dược

Hiện nay việc điều trị tiểu đường bằng thảo dược kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao, dễ sử dụng và an toàn. Sản phẩm An Đường Cao là một trong những sản phẩm được các lương y, bác sỹ tin dùng. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các loại từ các loại thảo dược thiên nhiên. Trong đó có các thành phần khổ qua, thìa canh, giảo cổ lam… giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Điển hình như khổ qua có tính hàn, vị đắng, không độc. Nếu được sử dụng thường xuyên sẽ giúp tăng oxi hóa glucose và tế bào. Nó sẽ ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.