Đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận như thế nào?

Đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận

Nhiều người cho rằng đường huyết và gan, thận không liên quan đến nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng: Khoảng 30% người tiểu đường bị xơ gan. Nhiều bệnh nhân suy thận trước khi thấy dấu hiệu bất ổn. Vậy đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận như thế nào?

Mối liên quan giữa đường huyết cao và gan, thận

Tiểu đường vốn là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính. Khi rối loạn chuyển hóa glucid lâu dài sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid. Điều này sẽ gây tăng mỡ trong máu và có thể sinh ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Mỡ tích tụ đạt hơn 5% trọng lượng gan thì gọi là gan nhiễm mỡ. Tình trạng nhiễm mỡ nặng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan, xơ gan.

Khoảng 30% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh xơ gan. Có đến 96% bệnh nhân xơ gan không dung nạp glucose có thể gặp tình trạng tăng đường huyết lúc đói, thậm chí mắc tiểu đường.

Theo nghiên cứu trên 173.643 bệnh nhân tiểu đường và 650.620 người không bị tiểu đường. Quan sát trong khoảng thời gian 10 năm ( đăng trên Tạp chí Y khoa Mỹ) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh gan cao hơn đáng kể ở nhóm tiểu đường. Nguy cơ này gấp 2 lần và độc lập với bệnh gan do rượu, viêm gan hay các yếu tố khác.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận như thế nào?

Những người có chỉ số đường huyết cao, tiểu đường cần theo dõi mức đường huyết, huyết áp thường xuyên. Theo thời gian, đường huyết cao ảnh hưởng đến các chức năng gan thận. Đặc biệt là ảnh hưởng đến bộ lọc của thận. Ở giai đoạn đầu, tổn thương này khiến lượng nhỏ protein lọt qua trong nước tiểu. Sau vài năm, các bộ lọc thận có thể suy giảm chức năng hoàn toàn.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận (Nguồn ảnh: Internet)
Đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận (Nguồn ảnh: Internet)

Mặt khác, thận cũng góp phần duy trì mức đường huyết bằng cách lấy glucose phục vụ nhu cầu năng lượng, tổng hợp glucose qua quá trình gluconeogenesis, tái hấp thu glucose từ lọc cầu thận và đưa nó trở lại tuần hoàn. Thông thường, lượng glucose được tạo bởi thận chiếm khoảng 10%. Khi thận suy yếu, chức năng này cũng suy giảm. Điều này sẽ gây thiếu hụt khi cơ thể có nhu cầu sử dụng glucose.

Điều trị đường huyết cao sao cho có hiệu quả?

Như đã biết, đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Nếu sử dụng thuốc chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận thì chức năng gan và thận sẽ suy giảm. Vậy điều trị đường huyết cao như thế nào cho hiệu quả?

Uống thuốc đều đặn

Khi mắc tiểu đường, bệnh nhân phải dùng thuốc đều đặn. Nếu là thuốc được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận, thì sử dụng kéo dài trong tình trạng chức năng gan và thận suy giảm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ phận này. Tình trạng suy gan, thận sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Không có dấu hiệu cảnh báo sớm nào đối với bệnh thận mãn tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, chức năng thận tiếp tục suy giảm. Để duy trì sự sống, những bệnh nhân giai đoạn cuối có thể phải chạy thận nhân tạo, ghép thận.

Bệnh thận có thể làm các biến chứng tiểu đường khác như tổn thương mắt, thần kinh nặng nề hơn.

Kiểm tra chức năng gan thận định kỳ

Cách để biết đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận không là kiểm tra định kỳ. Bác sĩ, chuyên gia sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu, men gan và kiểm tra huyết áp. Việc xét nghiệm nhằm để xác định bất cứ dấu hiệu tổn thương nào. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Nó sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh tiến triển của bệnh.

Hiện nay, mục tiêu điều trị tiểu đường không chỉ đơn thuần là kiểm soát mức đường huyết, mà còn hạn chế sự ảnh hưởng của đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận, tránh những tổn thương về lâu dài. Song song đó, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khoẻ thường xuyên, giúp người bệnh sống vui khoẻ với bệnh.

Một vài vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường trong y học cổ truyền

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều vị thuốc hỗ trợ điều trị đường huyết cao không ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Dây thìa canh

Dân gian cũng dùng dây thìa canh để hạ mức đường huyết cao. Thảo dược này làm giảm hấp thu glucose ở ruột; giảm tân tạo glucose tại gan; phục hồi tế bào beta ở đảo tụy, tăng sản xuất insulin; tăng khả năng sử dụng glucose ở mô, cơ.

Đối với mỡ máu, dây thìa canh tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài tiết cholesterol qua phân; giảm cholesterol toàn phần và tricglycerid trong máu.

Dây thìa canh - một trong những vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường (Nguồn ảnh: Internet)
Dây thìa canh – một trong những vị thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường (Nguồn ảnh: Internet)

Giảo cổ lam

Đường huyết cao thường kéo theo tình trạng rối loạn lipid máu. Theo thống kê, 70% người bệnh tiểu đường gặp vấn đề mỡ máu.

Giảo cổ lam có thể ức chế cả hai căn bệnh này. Dược liệu vừa có tác dụng giảm cholesterol trong máu, vừa giúp tăng tiết insulin và cải thiện độ nhạy cảm với insulin, nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan. Công dụng này sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của đường huyết cao ảnh hưởng đến chức năng gan thận

Với các liều khác nhau có thể bảo tồn tế bào tiết insulin của tuyến tụy và tiểu đảo Langerhans.

Lá ổi non

Theo một số nghiên cứu khoa học, hoạt chất trong lá ổi có tác dụng gây ức chế các enzyme khác nhau để chuyển đổi carbohydrate trong đường tiêu hóa thành glucose và có khả năng làm chậm sự hấp thụ vào máu.

Nước ép lá ổi non có thể giúp ngăn chặn nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường đối với những bệnh nhân được chẩn đoán tiền đái tháo đường; hay gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường.

Sản phẩm nào đem lại hiệu quả để ổn định đường huyết và dễ dàng sử dụng?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Đường Cao là dòng sản phẩm dạng cao, được phát triển từ bài thuốc gia truyền Cao thực vật Đại Phú An chế biến 100% từ thảo dược tự nhiên mang đến một sản phẩm chăm sóc gan, thận, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. An Đường Cao là một gợi ý để bệnh nhân có thể lựa chọn làm giải pháp để ổn định đường huyểt, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra cho gan, thận.