5 công thức vàng giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: Bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ,… Vì thế, bạn cần kiểm soát, đưa chỉ số mỡ máu về mức an toàn để bảo vệ sức khỏe. Áp dụng ngay 5 công thức vàng giúp giảm mỡ máu hiệu quả trước khi bệnh trở nên nguy hiểm.
Mỡ máu có chữa khỏi được không?
Mỡ máu cao là trạng thái rối loạn mỡ máu. Nồng độ và tính chất của các thành phần lipid trong máu trở nên bất thường. Ví dụ như: Tăng Cholesterol/Triglyceride, giảm HDL-C (Cholesterol tốt),…
Mỡ máu cao lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng vôi hóa, xơ vữa động mạch, tắc mạch máu,… Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Thành phần Triglyceride còn liên quan đến bệnh viêm tụy. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng thường đi kèm nhiều bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout,…
Theo nghiên cứu, nguyên nhân hình thành tình trạng mỡ máu cao là do:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Thói quen lười vận động
- Yếu tố di truyền
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Rất nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Mỡ máu có chữa khỏi được không? Trên thực tế, không ai có thể đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn bệnh mỡ máu. Tuy nhiên, việc giữ cho mỡ máu ở mức an toàn là việc làm hoàn toàn có thể. Để làm được việc này, bệnh nhân cần kết hợp giữa việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống một cách phù hợp và thực hiện lâu dài. Giải pháp được đưa ra gồm:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục đều đặn
- Sử dụng các loại thuốc nhằm điều chỉnh mỡ máu.
Giảm mỡ máu hiệu quả tại nhà nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol xấu, Triglyceride
Cholesterol xấu được tìm thấy nhiều ở các loại thực phẩm chế biến từ động vật. Hầu hết mọi người có thể tự điều chỉnh làm giảm mức Cholesterol thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol xấu cần tránh bao gồm: Thịt đỏ, mỡ lợn, óc, gan, tim, tôm, lươn, thịt mỡ, dầu dừa,…
Bệnh nhân cũng nên tránh các chất béo chuyển hóa – nguyên nhân làm tăng Triglyceride trong máu. Các chất này chủ yếu đến từ các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng, đặc biệt là đường như: Bơ thực vật, khoai tây chiên, các loại bánh tráng miệng,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải theo dõi lượng chất béo nạp vào mỗi ngày. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người cần cung cấp: 25 – 35% chất béo/ tổng lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày. Trong đó, lượng chất béo bão hòa cần < 7% và chất béo chuyển hóa <1%.
Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh vào bữa ăn
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của trái cây và rau xanh đối với sức khỏe con người. Nếu nạp vào phần lớn calo từ trái cây và rau quả, khả năng hấp thu Cholesterol của bạn cũng sẽ giảm đi. Bởi vậy, cần nạp vào cơ thể 400 – 500g rau xanh/ngày. Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể kể đến:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại đậu và chế phẩm từ đậu
- Dầu oliu: Tuy nhiên chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2 muỗng canh mỗi ngày
- Hành tây: Nên tiêu thụ khoảng 60g hành tây mỗi ngày
- Dưa leo: Giúp làm chậm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo, hỗ trợ quá trình giảm béo
- Rong biển: Ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng Cholesterol ở thành mạch
- Ớt: Có tác dụng trong việc làm giảm Cholesterol trong máu
- Súp lơ: Hỗ trợ làm sạch lòng mạch, giảm Cholesterol đọng trên thành mạch
- Mướp đắng: Hỗ trợ làm giảm mỡ máu, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Cần tây: Loại trừ mỡ thừa trong đường ruột.
- Táo: Pectin trong táo là một chất rất hiệu quả trong việc giảm mỡ máu.
- Các loại nấm: Linh chi, nấm hương, mộc nhĩ,… có tác dụng làm giảm cả Cholesterol và Triglyceride trong máu….
Chế biến thực phẩm đúng cách
Thay vì sử dụng các loại mỡ động vật hay dầu thực vật thông thường, bạn nên chuyển sang sử dụng dầu hướng dương, dầu ô liu – các loại dầu chứa chất béo tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc, cũng là cách giúp đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đồng thời, chế biến theo các cách này cũng tốt cho sức khỏe hơn là đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
Duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn
Cách thức quen thuộc nhất để tìm được cân nặng lý tưởng chính là sử dụng chỉ số BMI. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI = cân nặng/bình phương chiều cao. Trong đó, cân nặng tính theo kg và chiều cao tính theo mét. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ số BMI của mỗi người nên duy trì ở mức 18,5 – 24,99. Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều cách tính cân nặng lý tưởng khác, đo kết hợp các chỉ số để biết tình trạng mỡ máu trong cơ thể.
Với những người bị thừa cân, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn giảm cân, đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng mỡ máu.
5 công thức vàng giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Bên cạnh việc kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập, người bị mỡ máu nên sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu, hạn chế tác dụng phụ như thuốc tân dược. Cùng Đại Phú An tìm hiểu 5 công thức vàng giúp giảm mỡ máu ngay tại nhà.
Trà xanh
Uống trà xanh đều đặn sẽ giảm được nguy cơ máu nhiễm mỡ. EGCG trong trà xanh giúp giảm sự lắng đọng Cholesterol, giảm xơ hóa mạch máu và các bệnh liên quan. Chất này còn có tác dụng giảm tế bào chết sau các cơn đau tim, đột quỵ. Tế bào tim được phục hồi nhanh chóng. Mức độ tổn thương của các cơ quan nội tạng cũng được giảm đi đáng kể.
Trong trà xanh còn có những chất làm ức chế sự thoái hóa của tế bào thần kinh, kích thích quá trình hồi phục. Bởi vậy, người bị mỡ máu nên uống trà xanh mỗi ngày, bổ sung các sản phẩm chứa trà xanh.
Trà xạ đen
Xạ đen chứa hoạt chất Flavonoid giúp chống oxy hóa, hỗ trợ phòng chống ung thư. Ngoài ra, các chất trong xạ đen còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan, huyết áp cao,… Xạ đen là thành phần thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
Công thức trà xạ đen giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ:
Phơi khô 50g lá xạ đen. Cho vào 1.5l nước, đun sôi trong vòng 10 – 15 phút hoặc ủ 30 – 35 phút như pha trà. Chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể thay cho nước lọc. Lưu ý: nên dùng nồi đất để tăng hiệu quả của thuốc.
Trà hoa Atiso đỏ
Hoa Atiso chứa rất nhiều hoạt chất có lợi được nhiều chuyên gia chứng minh tác dụng làm giảm huyết áp, giải độc gan, điều hòa Cholesterol trong máu. Hoạt chất Hibithocin còn cho thấy khả năng ấn tượng trong việc làm giảm mỡ máu, tăng chỉ số HDL tốt cho cơ thể.
Cách làm trà hoa Atiso đỏ: Pha 30g hoa Atiso với 700ml nước. Có thể thêm chút đường cho dễ uống, sử dụng trong ngày.
Trà giảo cổ lam
Ngoài thành phần Flavonoid, giảo cổ lam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Kẽm, mangan, sắt, selen,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của giảo cổ lam:
- Giảm Cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, lưu thông máu lên não.
- Ổn định lượng đường huyết, tăng bài tiết insulin
- Ổn định huyết áp, phòng tránh bệnh tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng khả năng miễn dịch, kháng u
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân.
Công thức pha trà giảo cổ lam
Pha 20g giảo cổ lam với nước sôi. Chờ 15 – 20 phút cho dược chất ngấm vào nước. Trà giảo cổ lam có thể sử dụng uống thay nước lọc hàng ngày.
Công thức vàng từ sản phẩm Y học cổ truyền có nguồn gốc thiên nhiên
Cao thực vật Đại Phú An là sản phẩm Y học cổ truyền với thành phần 100% tự nhiên. Đây là sản phẩm được bào chế theo công thức bí truyền của Gia tộc họ Đỗ, lưu truyền từ thế kỷ 19. Nguyên liệu gồm: Giảo cổ lam, tam thất, vông nem, bưởi bung, lạc tiên, tâm nhĩ sen, dứa rừng, cây lá gan và các thành phẩn gia truyền.
Cách dùng: Trẻ em trên 10 tuổi: uống ngày 2 lần, mỗi lần 1/4 thìa Cà Phê trong vòng 30 ngày. Người lớn: Uống cao thực vật tổng hợp mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1/3 thìa cafe trong vòng 20 ngày.
Cao thực vật Đại Phú An đã chứng minh được công dụng ổn định mỡ máu hiệu quả, an toàn nhờ phản hồi từ hàng nghìn khách hàng đã sử dụng.
Trên đây là 5 công thức vàng giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Hy vọng việc áp dụng các công thức này hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình.