Tay chân lạnh vào mùa đông là vì sao?
Tay, chân lạnh rét đến mức đau buốt, cứng ngắc dù đã sử dụng đủ các vật dụng giữ ấm như găng tay, bít tất, túi sưởi, thậm chí giữ chân hàng giờ trong chăn có đang là vấn đề khiến bạn mất ăn mất ngủ? Hiện tượng này có đáng lo ngại không? Và làm cách nào để giải quyết dứt điểm chúng? Tất cả sẽ được Đại Phú An giải thích ngắn gọn trong 5 phút dưới đây!
Vì sao tay chân chúng ta lại lạnh?
Cơ thể chúng ta có nhiệt độ ổn định ở mức 37 độ C, mức nhiệt này được điều hòa bởi não bộ và sự tuần hoàn của máu trong cơ thể. Thêm vào đó, cơ thể chúng ta, hay nói chính xác hơn, các mạch máu của chúng ta có một cơ chế khá đặc biệt, đó là nở ra khi nóng và co vào khi lạnh. Vì thế, khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể chúng ta sẽ tự động phản ứng với chúng thông qua việc khiến các mạch máu co lại nhằm giảm thiểu tối đa sự tỏa nhiệt. Điều này vô tình khiến máu khó lưu thông tới tứ chi. Tạo ra hiện tượng tay chân lạnh.
Tất nhiên hiện tượng này hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc ủ ấm chân,tay. Tuy nhiên nếu bạn đã thử mọi cách mà tay chân vẫn lạnh, vậy rất có thể bạn đang mắc căn bệnh lạnh tay chân.
Nguyên nhân tay, chân lạnh vào mùa đông?
Tay chân lạnh vào mùa đông chủ yếu là do nhiệt độ xuống thấp, khiến các mạch máu tại tứ chi bị co lại, gây ra hiện tượng khó lưu thông máu, khiến nhiệt lượng cơ thể không đều.
Tuy nhiên điều này là chưa đủ, bởi vẫn sẽ có một số hiện tượng liên quan tới sức khỏe sẽ thay khí lạnh làm điều này.
1. Hiện tượng Raynaud
Xếp đầu tiên trong danh sách này đó chính là bệnh lý mang tên Raynaud, được đặt tên theo bác sĩ người Pháp Maurice Raynaud, người đã mô tả hiện tượng này đầu tiên vào năm 1862.
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Thường biểu hiện ở các ngón tay, và ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai, hoặc môi. Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh, thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại, các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát. Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ. Và có thể được kích hoạt bởi lạnh hay cảm xúc căng thẳng.
Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 4% dân số, gặp nhiều ở vùng khí hậu lạnh, khởi phát ở độ tuổi 15-30 tuổi, tỷ lệ nữ/nam = 9/1. Raynaud thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi.
2. Stress, tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ cũng có thể khiến tay chân lạnh
Việc căng thẳng hay lo lắng quá độ được xếp thứ 2 trong danh sách này bởi lẽ đây là một hội chứng vô cùng bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Khi lo lắng, căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng một loại hormon có tên là Adrenaline.
Adrenalin là một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại nguy hiểm. Quá trình này xảy ra tương đối nhanh chóng, trong vòng 2 đến 3 phút . Việc giải phóng Adrenalin còn dẫn tới hiện tượng các mạch máu bị thu hẹp. Làm giảm khả năng lưu thông máu. Bởi vậy nếu chúng ta thường xuyên sống trong trạng thái căng thẳng, lo âu thì việc bị tay chân lạnh là khó có thể tránh khỏi.
3. Thiếu máu/ Tuần hoàn máu kém
Những người đang thiếu máu cũng rất dễ bị lạnh tay chân vào mùa đông. Khi thiếu máu, tức cơ thể không có đủ số lượng tế bào hồng cầu trong máu, sẽ khiến quá trình luân chuyển chất dinh dưỡng và năng lượng đi khắp cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này làm gián đoạn chức năng của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Các triệu chứng đi kèm có thể kể đến như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… và lạnh tay chân.
Ngoài ra, người ít vận động hoặc hút nhiều thuốc lá cũng cản trở sự lưu thông của khí huyết. Dẫn tới tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc tự điều tiết nhiệt độ.
4. Đái thái đường
Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến các mạch máu bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát pử bàn chân và các ngón chân.
5. Suy tuyến giáp
Hormon tuyến giáp là hormon được sản xuất và tiết ra bởi tuyến giáp. Nó giữ vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất, làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể. Đặc biệt là chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận.
Tình trạng suy giáp xuất hiện do sự hoạt động kém ở tuyến giáp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, thân nhiệt và quá trình tuần hoàn máu. Dấu hiệu dễ thấy nhất là chân tay lạnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh khiến cơ thể mệt mỏi và gặp một số vấn đề về trí nhớ.