Bài thuốc dân gian chữa cảm lạnh đơn giản và hiệu quả
Mưa dầm, gió lạnh, mặc không đủ ấm là một trong những nguyên nhân khách quan khiến nhiều người bị cảm lạnh. Không ít người bởi dùng sai phương pháp chữa bệnh hay chữa lúc đã muộn dẫn đến bị viêm phổi hay những biến chứng không đáng có. Cùng tìm hiểu thêm những phương pháp chữa cảm lạnh theo phương pháp dân gian hiệu quả nhé.
1. Cảm lạnh là gì?
Bệnh cảm lạnh còn gọi là bệnh thương hàn có nghĩa là bị thương bởi những khí lạnh. Điển hình là những ngày đầu đông, rất nhiều người không quen với khí lạnh đầu mùa. Cơ thể suy nhược khiến khí lạnh lấn át chính khí của cơ thể và xâm nhập vào kinh lạc gây ra bệnh cảm lạnh.
Những người có thói quen mặc mỏng manh hoặc nằm nơi có gió chính là những người dễ có nguy cơ bị cảm lạnh nhất.
2. Những triệu chứng điển hình của cảm lạnh
Những triệu chứng cảm lạnh điển hình như da lạnh tái, sởn gai ốc và lạnh sống lưng, hắt hơi, sổ mũi, ho khan…
Theo phương pháp y học cổ truyền, những vùng đầu, mặt là những nơi chịu rét tốt nhất cơ thể bởi nó tập trung khá nhiều kinh lạc.
Phần lưng của cơ thể cũng tập trung khá nhiều kinh lạc, nhất là cột sống. Bởi vậy, khí lạnh muốn xâm nhập vào cơ thể trước hết phải phá vỡ được phòng tuyến vô cùng vững chắc này. Đây cũng là lý do tại sao triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm mạo chính là da lạnh tái, sởn gai ốc và lạnh sống lưng. Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần có những phương pháp can thiệp để chữa cảm lạnh hiệu quả.
3. Những mẹo chữa cảm lạnh theo phương pháp dân gian
Chữa cảm lạnh bằng các thành phần thiên nhiên luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe. Những phương pháp dân gian từ là tía tô, gừng, bạc hà…là những phương pháp giải cảm lạnh quen thuộc.
Lương ý Đỗ Đức Tĩnh (Nam dược Đại Phú An) đã sưu tầm một số cách sử dụng các bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả để người bệnh có thể cải thiện sức khỏe của mình.
• Chữa cảm lạnh bằng cháo hành, tía tô và gừng tươi
Chuẩn bị:
- Lá tía tô: 20 gam
- Dọc hành tươi: 20 gam
- Gừng tươi: 12 gam
- Gạo tẻ: 100 gam
Cách thực hiện: Nấu gạp tẻ thành cháo. Lá tía tô, dọc hành tươi, gừng tươi rửa sạch cắt nhỏ. Múc cháo ra tô và trộn chung với tía tô, hành và gừng. Thêm gia vị cho vừa ăn và ăn chào khi còn nóng. Sau khi ăn cháo xong không ra gió lạnh mà đắp chăn mềm để ra mồ hôi.
Bạn có thể cho thêm vào cháo thêm một quả trứng gà để tẩm bổ cho người bệnh.
• Chữa cảm lạnh bằng uống nước gừng tươi và hành trắng
Chuẩn bị:
- Gừng tươi: 15-20 gam
- Hành trắng: 15 gam ( chuẩn bị cả dọc hành và lá hành)
- Nước : 500 ml
Cách thực hiện: Rửa sạch và cắt nhỏ gừng và hành. Nấu chung với nước và để sôi tầm 10 phút. Bạn uống khi còn nóng và đắp chăn kín để ra mồ hôi.
• Chữa cảm lạnh bằng cách xông bằng lá
Chuẩn bị: 3 đến 5 loại trong số các loại lá sau: lá tía tô, sả, kinh giới, bạc hà, ngải cứu, chanh, bưởi…
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 3-5 loại lá nấu nồi nước xông. Xông từ 15-20 phút cho ra mồ hôi đồng thời cũng sát trùng đường hô hấp. Sau khi xông xong cần lau khô người. Không sử dụng khăn lạnh để lau. Đắp chăn ấm để cơ thể không bị nhiễm gió lạnh.
• Chữa cảm lạnh bằng cách xông bằng tinh dầu
Chuẩn bị:
- Tinh dầu thực vật Đại Phú An: 10-15 giọt
- Nồi nước xông: 2-2,5 lít
Cách thực hiện:
Dùng 10- 15 giọt tinh dầu cho vào nồi nước xông. Dùng khăn choàng và xông từ 15- 20 phút. Xông bằng tinh dầu không những có thể giải cảm lạnh mà còn giảm đau nhức tê bì và thải độc cơ thể.
Bạn có thể tìm mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An tại đây
• Chữa cảm lạnh bằng gừng tươi và rượu trắng
Chuẩn bị:
- Một củ gừng tươi
- Rượu trắng
Cách thực hiện:
Rửa sạch gừng và gọt bỏ vỏ. Giã nát và xào nóng với rượu trắng. Bọc vào túi vải sạch để đánh gió cho ra mồ hôi.
Những bài thuốc dân gian này đã được lương y truyền bá khá nhiều với người bệnh. Bạn không còn phải lo lắng quá nhiều khi thời tiết trở lạnh nữa bởi những bài thuốc này khá đơn giản và hiệu quả cũng rất cao.
Lương y Đỗ Đức Tĩnh cũng khuyến cáo với bà con rằng những liều dùng này là những liều dành cho người lớn. Với trẻ em, bạn có thể dùng với liệu lượng bằng 1/3 hoặc 1/2 tùy theo độ tuổi hay sức khỏe của trẻ.
4. Những cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên thực hiện những cách sau để phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
- Chú ý bồi dưỡng và chăm sóc sức khỏe bản thân một cách đúng mức. Giữ gìn sức khỏe để chính khí trong cơ thể không bị phân tán và suy yếu nhất là những ngày mùa đông.
- Không làm việc quá sức dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược.
- Hạn chế ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh hay sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ quá thấp khiến cơ thể bị khí lạnh chèn ép.
- Hạn chế lo nghĩ chuyện tiêu cực hoặc những chuyện buồn bực. Nếu lo nghĩ đến những chuyện này nhiều sẽ khiến cơ thể suy mòn và chính khí suy yếu và phân tán.
- Ban đêm cần giữ ấm cơ thể, tránh xa những khí lạnh bởi lúc này là lúc dương khí lùi vào cơ thể và ít có khả năng chống đỡ với khí lạnh nhất.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe bản thân.
Trên đây là những phương pháp chữa cảm lạnh dân gian phổ biến đơn giản và hiệu quả đã được lương y Đỗ Đức Tĩnh sưu tầm và truyền bá rộng rãi cho bà con. Đại Phú An hy vọng rằng bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.