Cảm lạnh chữa trị tại nhà thế nào cho khỏi nhanh?
Hắt xì, nước mắt nước mũi giàn dụa chính là những dấu hiệu ban đầu của cảm lạnh. Căn bệnh này được coi là đặc trưng của mùa đông. Cảm lạnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc khi thời tiết đột ngột thay đổi.
iệc chữa trị bằng uống thuốc sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, việc quá lệ thuộc vào thuốc sẽ có ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, để chữa cảm lạnh nhanh khỏi, bạn nên “giắt túi” một số mẹo chữa bệnh đơn giản mà vô cùng hiệu quả dưới đây.
1. Vì sao chúng ta lại bị cảm lạnh?
Cảm lạnh là một căn bệnh hết sức thường thấy. Chúng xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn phát triển.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh có thể là ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng. Trong một vài trường hợp người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau cơ và đau đầu,…
Bởi sự tương đồng trong triệu chứng, một vài người khá chủ quan và cho rằng cảm lạnh và cảm cúm là một. Tuy nhiên đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Cả trong nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.
Đặc biệt, với hệ miễn dịch còn yếu ớt của trẻ em, nếu không được chữa trị đúng cách, căn bệnh này hoàn toàn có thể phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm hơn. Có thể kể trong đó là hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản…
2. Một vài mẹo điều trị cảm lạnh nhanh khỏi ngay tại nhà
Sau khi hiểu rõ cơ chế cũng như tác nhân tạo nên bệnh cảm cúm, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết căn bệnh này mà hoàn toàn không phải dùng tới thuốc. Được lưu truyền rất nhiều trong dân gian, có tới 8 mẹo chữa cảm lạnh bằng phương pháp tự nhiên.
2.1 Luôn vệ sinh mũi sạch sẽ
Mũi chính là nơi đầu tiên mà các vi khuẩn xâm nhập vào. Điều này gây ra triệu chứng sụt sịt mũi khi chúng ta mắc bệnh cảm lạnh. Lúc này, điều đầu tiên bạn nên làm chính là hỉ sạch chất nhầy trong mũi. Đây là thứ sẽ xâm nhập sâu vào khoang mũi, làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc hỉ mũi sạch sẽ giúp chúng ta rất nhiều, không chỉ trong việc hít thở, mà còn trong việc làm chậm quá trình phát bệnh.
Để làm sạch hiệu quả, bạn nên sử dụng một ngón tay bịt lại một bên mũi rồi thở ra thật mạnh. Việc bịt một bên mũi sẽ khiến áp lực của không khí trong khoang mũi được đẩy ra mạnh hơn. Qua đó khiến việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
2.2. Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối
Với khả năng sát trùng và kháng khuẩn cực tốt, muối từ lâu đã được coi là “thần dược” trong việc chữa trị các chứng bệnh liên quan tới đường hô hấp. Với việc sử dụng nước muối để súc miệng, chúng ta vừa có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, vừa giúp làm dịu đi cơn rát họng khó chịu và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Để mang lại công dụng tốt nhất, bạn nên súc miệng và 2-4 lần/ngày với dung dịch pha loãng cùng muối tinh.
Ngoài ra, với thành phần 100% từ các loại dược liệu thiên nhiên, đặc biệt là sự góp mặt của tinh chất Trầu Không và Long Não, Tinh dầu thực vật Đại Phú An cũng là một giải pháp cực kỳ tuyệt vời giúp giảm đau họng do cảm lạnh. Chỉ 2-3 giọt vào cuống họng, bạn sẽ cảm nhận ổ viêm đỡ rát đi trông thấy.
Không chỉ vậy, bạn có thể xông mũi họng bằng Tinh dầu thực vật Đại Phú An hỗ trợ bảo vệ hệ hô hấp rất tốt.
2.3. Tắm nước nóng
Việc tắm bằng nước nóng sẽ giúp giãn nở các mao mạch, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Qua đó tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng của các bộ phận trong cơ thể, hỗ trợ quá trình chống lại virus của hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc này còn giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến chúng ta phần nào cảm thấy dễ chịu hơn.
2.4. Uống nhiều nước nóng
Uống nước nóng là phương pháp tưởng chừng như chẳng có hiệu quả gì, nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.
2.5. Dùng tinh dầu
Tinh dầu tràm, bạc hà hay long não,… có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Chỉ cần thoa tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi. Qua đó làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.
2.6. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Khi mắc cảm lạnh, các triệu chứng kèm theo sẽ khiến cơ thể bạn uể oải và rất mệt mỏi. Tuy nhiên, có khá nhiều người chủ quan, coi thường bệnh. Việc vẫn gắng sức làm việc ngay cả khi đang nhiễm bệnh là rất nguy hiểm. Điều này khiến bệnh lâu khỏi hơn và có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, bạn hãy tạm gác công việc sang một bên. Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn. Qua đó làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.