Nguyên nhân và cách khắc phục khi ho nhiều ở người lớn tuổi

Nguyên nhân và cách khắc phục khi ho nhiều ở người lớn tuổi

Ho ở người lớn tuổi thường kéo theo nhiều ảnh hưởng gây khó chịu, mệt mỏi. Ho về đêm sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, và còn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ho và cách khắc phục ho kéo dài ở người cao tuổi để có cách xử trí kịp thời.

Biểu hiện ho ở người lớn tuổi

Có 2 loại ho ở người lớn tuổi có thể nhận thấy rõ ràng là: ho khan và ho có đờm. 

  • Ho khan có thể là do ngứa họng ho, không khạc được đờm. Tiếng ho “ông ổng”, “the thé” của ho khan thường là giai đoạn đầu khi đường hô hấp mới bị viêm.
  • Ho đàm là khi ho, khạc ra được chất tiết đường hô hấp. Xuất hiện sau vài ba ngày khi niêm mạc đường hô hấp bị sưng nề. Chất tiết này có thể là dịch trong, dịch đục; đờm có dính máu, hoặc đờm xanh, đờm vàng. 
Ho ở người lớn tuổi có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
Ho ở người lớn tuổi có thể là ho khan hoặc ho có đờm.

Nếu phân loại theo mức độ ho kéo dài thì được chia thành:

  • Ho cấp tính: khi ho kéo dài trong khoảng 3 tuần
  • Ho mạn tính: khi ho kéo dài trên 8 tuần

Có người chỉ ho có vài tiếng và không gây ra sự khó chịu nào khác. Nhưng cũng có người ho theo từng cơn, mỗi cơn lại kéo dài, gây ra khó chịu. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy khó thở khi ho nhiều.

Những bệnh lý đường hô hấp có thể gây ra triệu chứng ho khan ở người cao tuổi hoặc ho có đờm vào ban ngày và cả ban đêm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người cao tuổi không ho ban ngày nhưng ban đêm lại ho rất nhiều. Ho kéo dài thường gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe của người cao tuổi.

Ho nhiều và kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ho nhiều và kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây ho ở người cao tuổi

Hệ hô hấp bao gồm: mũi, miệng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang, phổi. Bệnh ho ở người già xảy ra có thể do tổn thương thực thể, có thể do rối loạn chức năng.

Nguyên nhân gây ho thường thấy

Người lớn tuổi dễ bị ho về đêm khi ngủ có thể là do:

  • Tư thế nằm ngủ: Tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ. Nhất là khi người lớn tuổi bị viêm xoang. Ban ngày dịch chảy xuống hầu họng, sẽ dễ dàng khạc nhổ ra ngoài. Nhưng khi đêm về, nằm ngủ với tư thế nằm ngang thì dịch tiết sẽ bị đọng lại ở hầu họng, tạo ra những kích thích và gây ho.
  • Mắc bệnh hen phế quản: Bệnh hen phế quản (hen suyễn) khiến người bệnh dễ lên cơn khó thở khi trở lạnh, kèm theo khò khè và ho. Cơn ho thường có đờm lỏng hoặc đặc.
Bệnh hen phế quản thường kèm theo những cơn ho có đờm.
Bệnh hen phế quản thường kèm theo những cơn ho có đờm.
  • Viêm phổi: Người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp, các chất dịch tiết sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.
  • Viêm đường hô hấp trên, viêm hô hấp dưới.
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: Tuy không phải là bệnh đường hô hấp nhưng cũng có thể gây ho đêm kéo dài ở người lớn. Khi nằm ngủ với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các axit dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên. Và đây chính là tác nhân kích thích và gây ho, nhưng không kèm theo đờm.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm: Khiến phổi bị tổn thương và là nguyên nhân gây ho kéo dài.
  • Ho do dị ứng thời tiết, khói bụi
Tư thế giấc ngủ cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ về đêm ở người lớn tuổi.
Tư thế giấc ngủ cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ về đêm ở người lớn tuổi.

Trường hợp ho khác

Ngoài một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp, như: viêm phế quản, khí quản…gây nên các cơn ho. Còn có một số bệnh tuy gặp ít hơn nhưng cũng gây ho kéo dài. Có thể kể đến như suy tim, nhất là suy tim nặng, một số người dùng thuốc hạ huyết áp loại thuốc ức chế men chuyển. Hoặc đổi thuốc nhiều, ho do các tác dụng phụ của thuốc.

Nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến ho như bệnh lao phổi, tràn dịch màng phổi. Đáng lo ngại nhất là người cao tuổi có u ở phổi, thậm chí là ung thư phổi. Cách trị ho kéo dài cho người lớn cũng liên quan nhiều đến bệnh lý đang tồn tại.

Các tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ho.
Các tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ho.

Triệu chứng bệnh ho nên đi khám

Ho ở người lớn tuổi cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt, đau ngực
  • Ho ra máu, ra đờm màu xanh, vàng.
  • Ho nhiều gây ra nôn ói
  • Ho càng lúc càng nặng, ho kéo dài trên 10 ngày
  • Ho khiến cân nặng giảm sút
Cần đi khám ngay nếu diễn biến ho nặng hơn.
Cần đi khám ngay nếu diễn biến ho nặng hơn.

Cách khắc phục bệnh ho nhiều ở người lớn tuổi

Cơ thể người già khá nhạy cảm, nên cần lựa chọn cách trị ho cho người già đúng hướng và an toàn. Nếu cơn ho dài quá 4 – 5 ngày thì người lớn tuổi nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Tình trạng ho kéo dài, nhất là về đêm, ảnh hưởng không chỉ đến giấc ngủ mà còn tổn thương nhiều đến niêm mạc hầu họng. Về lâu dài có thể dẫn đến viêm mãn tính đường hầu họng. Và nhiều diễn biến bệnh lý nặng hơn. 

Phòng ho hiệu quả

  • Luôn giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, họng. Súc miệng, họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý rất có hiệu quả.
  • Nên nằm ngủ ở tư thế cao đầu, hơi dốc một chút. Nằm quá cao sẽ dẫn đến tình trạng gập cổ. 
  • Giữ ấm cơ thể, nên uống nước ấm thay vì uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp.
  • Có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp giảm ho, như: tần dày lá, kinh giới, tía tô,…Đây đều là những loại thực phẩm có tinh dầu và có tính kháng sinh, tốt cho vùng hầu họng. Có thể dùng cành và lá của các loại cây này để nấu nước, uống trong ngày. Uống thêm nước gừng vào ban đêm để hạn chế tình trạng ho diễn ra.
  • Môi trường sống cần thông thoáng, độ ẩm vừa phải.
Duy trì những thói quen tốt giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật ở người cao tuổi.
Duy trì những thói quen tốt giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật ở người cao tuổi.
  • Cố gắng giữ giấc ngủ đêm trọn vẹn: Tránh tiếng ồn, hay uống 1 ly sữa ấm, ngâm chân bằng nước gừng trước khi ngủ. Đây là một cách trị ho về đêm cho người lớn khá hiệu quả.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ. Đi bộ thong thả khoảng 20 phút mỗi chiều. Hoặc có thể tập dưỡng sinh nâng cao sức khỏe.

Cách giảm ho hiệu quả

Có thể tự giảm nhẹ tình trạng ho ở người lớn tuổi tại nhà bằng một số cách:

  • Tạo độ ẩm trong phòng hoặc xông hơi: bởi không khí ẩm sẽ làm dịu cổ họng. Giúp thuyên giảm đi được tình trạng ứ đọng đờm ở cổ họng. 
  • Uống nhiều nước ấm cũng có tác dụng tốt nếu bị ho.
  • Sử dụng một số thuốc giảm ho thảo dược, siro ho hay kẹo ngậm giảm ho.
  • Mật ong cũng có tác dụng hiệu quả với những cơn ho, vì nó làm giảm kích thích cổ họng.
  • Tránh xa các yếu tố gây có thể gây ho như: thuốc lá, phấn hoa,…
  • Cách trị ho cho người lớn hiệu quả nhất vẫn là trị ho khi mới mắc. Lúc đó sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi bệnh đã kéo dài.
Uống nhiều nước ấm cũng rất tốt cho cổ họng.
Uống nhiều nước ấm cũng rất tốt cho cổ họng.

Chế độ dinh dưỡng và vitamin, nhất là vitamin C cho người lớn tuổi cũng cần được quan tâm. Hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động chậm lại khi cơ thể lạnh, nên cần giữ ấm cơ thể. Có thể thoa tinh dầu thực vật Đại Phú An vào huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lõm của lòng bàn chân để giữ ấm cơ thể. Tinh dầu Đại Phú An cũng có tác dụng hỗ trợ các bệnh viêm họng cấp và mãn tính, ho nhiều, ho lâu ngày do viêm họng hạt, viêm Amidan, thanh quản, phế quản, hen suyễn. 

Cách sử dụng Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Cách dùng Tinh dầu Đại Phú An vô cùng đơn giản:

Người lớn tuổi nên ngậm 1 – 2 giọt/lần. Đồng thời, dùng dầu xoa nắn kỹ bên ngoài vùng họng đau và lòng bàn tay, chân. Có thể bôi vào mũi hít sâu. Một ngày 3 – 4 lần sẽ tiêu viêm và khỏi ho nhanh.

Tinh dầu thực vật Đại Phú An.
Tinh dầu thực vật Đại Phú An.

>>> Xem thêm: TINH DẦU THỰC VẬT ĐẠI PHÚ AN CÓ TỐT KHÔNG?

Nên dự trữ ít nhất 2 lọ tinh dầu Đại Phú An trong tủ thuốc để có thể sử dụng mỗi khi bắt đầu bị ho. 

Để liên hệ tư vấn và đặt mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An, quý khách có thể liên hệ qua:

Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An

  • Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 2 ngõ 14 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ba Đình, Hà Nội

         Hotline: 0975.997.949

         Website: daiphuan.vn

  • Địa chỉ: Khe Cỏ, An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái.

         SĐT: (0216) 3830 383

         Fanpage:facebook.com/daiphuan.tinhdauthucvat