Bí quyết đơn giản chữa bệnh ngoài da thường gặp

tinh-dau-thuc-vat-daiphuan.vn

Bí quyết đơn giản chữa bệnh ngoài da thường gặp

Bệnh ngoài da là một loại bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Bạn có biết bí quyết đơn giản chữa bệnh ngoài da thường gặp?

Bệnh ngoài da là gì?

Bệnh ngoài da hay còn được gọi là bệnh da liễu là loại bệnh có ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da của bệnh nhân. Đa phần bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng nhưng gây khó khăn, khó chịu khi sinh hoạt, ảnh hưởng tới sự tự tin khi giao tiếp.

bi-quyet-don-gian-chua-benh-ngoai-da-thuong-gap-daiphuan.vn
Bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng, gây mất thẩm mỹ

Biểu hiện chung của bệnh ngoài da là hiện tượng da dị ứng, nhiễm khuẩn, mẩn ngứa, phát ban. Nguyên nhân gây bệnh da liễu chủ yếu là do môi trường sống, nguồn nước ô nhiễm, chế độ ăn uống không hợp lý. 

Tùy vào mức độ và tình trạng da mà bệnh có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài rất lâu. 

Các bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu còn gọi là trái rạ, phỏng rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella. Loại virus này cũng chính là tác nhân gây bệnh zona thần kinh ở người lớn. Thủy đậu lây truyền thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhờ giọt bắn tiết ra trong quá trình hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng lây gián tiếp khi tiếp xúc với dịch của nốt phỏng. 

benh-ngoai-da-thuong-gap-daiphuan.vn
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ

Biểu hiện của bệnh thủy đậu bắt đầu từ lúc người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, nổi hạch, phát ban đỏ có đường kính vài milimet. Biểu hiện này ngày càng rõ rệt hơn thể hiện qua những mụn nước phồng rộp khắp cơ thể, thậm chí cả ở lưỡi và miệng. Lúc này, người bệnh có thể sốt cao, chán ăn, đau đầu, nôn ói. Sau 7 – 10 ngày được điều trị đúng cách, nốt phỏng có thể vỡ ra, khô dần và bong vảy. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để tránh để lại sẹo rỗ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành viêm màng não, viêm phổi rất nguy hiểm. 

2. Bệnh zona thần kinh

Như đã nói ở trên, zona thần kinh cũng là bệnh do virus Varicella gây nên. Sự nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của người bệnh. Zona thần kinh hoàn toàn có thể khỏi sau 1-2 tuần với những người khỏe mạnh. Trái lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng vi khuẩn, đau nhức dai dẳng, mất thính giác, giảm thị lực,…

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da, xuất hiện cùng các biểu hiện đau, nóng rát do tổn thương các dây thần kinh. Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước tập trung thành chùm dọc các dây thần kinh. Ban đầu mụn nước chứa nhiều dịch trong, căng và khó vỡ. Vài ngày sau, mụn trở nên đục, vỡ ra, xẹp dần và dễ để lại sẹo. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu,…

3. Bệnh nấm da

Nguyên nhân gây bệnh nấm da xuất phát từ các loại nấm siêu nhỏ được gọi chung là Dermatophytes. Nấm da có nhiều biến thể khác nhau như lang ben, hắc lào, nấm kẽ, nấm tóc,… Bệnh này lây truyền do các bào tử nấm trong môi trường, tiếp xúc với vật nuôi hoặc người bị bệnh,… 

Mỗi dạng nấm da lại có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn:

  • Hắc lào xuất hiện vùng màu đỏ có viền rõ ràng. Trên viền tạo thành mụn nước lấm tấm với xu hướng lan rộng. Bệnh gây ngứa, tuy nhiên, gãi nhiều chỉ khiến hắc lào càng lan rộng hơn. 
  • Nấm kẽ xuất hiện nhiều ở những người phải làm công việc ngâm chân nhiều giờ trong nước. Thông thường, nấm kẽ có thể tróc vảy khô, gây viêm kẽ, mụn nước. 
  • Nấm móng khiến móng bị mất màu, đẩy cao lên hoặc thấp xuống. Mặt móng xuất hiện rãnh lỗ chỗ. Móng trở nên sần sùi, chuyển màu vàng. Ngoài ra, da vùng móng cũng dễ bị tổn thương, sưng đỏ và mưng mủ. 
  • Nấm tóc thể hiện trên từng sợi tóc với những hạt đen bám quanh. Nặng hơn, bệnh sẽ khiến da đầu tổn thương với những vết tròn nhỏ, kích thước bé. Lâu dần, nấm tóc làm da đầu ngứa và xuất hiện vảy mỏng.
benh-ngoai-da-nam-da-hac-lao-daiphuan.vn
Hắc lào xuất hiện vùng màu đỏ và có viền rõ ràng

4. Bệnh ghẻ lở

Bệnh ghẻ lở khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những khu đông dân cư, điều kiện về sinh kém. Ghẻ lở xuất hiện do ký sinh trùng ghẻ gây nên, chủ yếu là do ghẻ cái. Bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng dùng chung. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hóa,…

Bệnh ghẻ lở xuất hiện với các biểu hiện: Nổi mụn nước ở kẽ tay, cổ tay, bụng,… Chủ yếu người bệnh sẽ thấy ngứa nhiều về ban đêm do đây là thời điểm cái ghẻ di chuyển. 

5. Bệnh mề đay

Các bệnh ngứa do dị ứng thường xuất hiện nhiều nhất vào dịp hè khi thời tiết nóng ấm, dễ đổ mồ hôi. Nguyên nhân cụ thể là do dị ứng thời tiết, tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng, bụi bẩn, phấn hoa, tác dụng phụ của thuốc,… Hàng loạt nguyên nhân có thể khiến bệnh nhân nổi mề đay, mẩn ngứa.

Thông thường, người bị mề đay sẽ có cảm giác ngứa ngày khó chịu. Bề mặt da bị sưng phù, nổi mẩn đỏ. Tình trạng da sẽ càng xấu hơn và lan rộng khi người bệnh gãi ngứa. Thậm chí, bề mặt da có thể chảy máu, gây tình trạng bội nhiễm.

cac-benh-ngoai-da-thuong-gap-daiphuan.vn
Bệnh mề đay khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Phòng tránh các bệnh ngoài da thường gặp

Nhìn chung, các bệnh ngoài da thường gặp đều xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh, môi trường sống không đảm bảo, da bị kích ứng do các yếu tố bên ngoài. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh ngoài da bằng một số phương pháp:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ

Giữ một cơ thể sạch, môi trường sống sạch là điều kiện đầu tiên để phòng chống bệnh ngoài da. 

  • Vệ sinh cá nhân, tắm gội, giặt giũ, rửa tay thường xuyên nhằm loại bỏ vi khuẩn.
  • Tạo thói quen dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

2. Tránh dùng chung đồ đạc cá nhân

Như đã đề cập, rất nhiều bệnh ngoài da lây lan do dùng chung đồ đạc cá nhân với người bệnh. Bởi vậy, các bạn tuyệt đối không nên dùng chung khăn, quần áo,… để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần phơi quần áo ở nơi có ánh sáng mặt trời để diệt vi khuẩn, bảo quản đồ đạc tránh nấm mốc.

3. Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp người bệnh nhanh hồi phục, tái tạo một cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa bất cứ loại bệnh nào. Chế độ ăn hợp lý cần được đưa ra dựa trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng nạp vào cơ thể kết hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.  Đặc biệt, bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia, …

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước là thành phần cấu tạo nên phần lớn cơ thể người. Vì vậy, bạn nên uống nước đầy đủ, đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây với nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.

5. Tập thể dục đều đặn

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vai trò của việc tập thể dục đều đặn với một cơ thể khỏe mạnh. Không chỉ cải thiện thể trạng và vóc dáng, tập thể dục còn mang lại lợi ích tuyệt vời cho tim mạch, trí não. Tuy nhiên sau khi tập luyện, cơ thể có thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Bởi vậy, đừng quên tắm rửa sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 

Điều trị các bệnh ngoài da thường gặp bằng liệu pháp tự nhiên

1. Chữa bệnh ngoài da bằng Nha đam

Nha đam là loại cây thân mọng nước, được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất cho da. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng làm dịu da, lành vết thương nên cực hữu ích với những bệnh ngoài da gây ngứa.

Cách dùng: Rửa sạch vùng da mẩn ngứa, dùng nhựa cây bôi lên 2-3 lần/ngày. Không rửa lại với nước. Sau vài ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần.

chua-benh-ngoai-da-thuong-gap-daiphuan.vn
Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vết thương

2. Chữa bệnh ngoài da bằng Trầu không

Trầu không là một loại dược liệu rất quen thuộc và dễ tìm. Theo nhiều nghiên cứu, lá trầu không đặc biệt hiệu quả trong việc kháng khuẩn, diệt nấm, hỗ trợ da bị tổn thương.

Bên cạnh đó, trầu không có thể sử dụng với nhiều cách khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng.

  • Tắm bằng nước trầu không: Giúp hạn chế lây lan bệnh ngoài da, đặc biệt là nấm da. Cách dùng: Rửa sạch lá trầu không, đun với nước sôi từ 10-15 phút sau đó để nguội và sử dụng. 
  • Sử dụng tinh dầu trầu không: Làm sạch lá, vò nhẹ để trầu không tiết tinh dầu sau đó đắp lên các vùng da bị bệnh.
  • Lá trầu không kết hợp muối biển: Muối biển giúp kháng khuẩn, làm sạch vết thương. Trầu không giúp xoa dịu vết thương, tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. Cách dùng: Rửa sạch lá trầu không, vò nát và đun sôi cùng 1-2 lít nước. Thêm muối biển khi nước sôi và tắt bếp. Hỗn hợp thu được có thể dùng ngâm rửa vết thương hoặc xoa trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. 

3. Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da thường gặp hiệu quả bằng Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Tinh dầu thực vật Đại Phú An được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, lành tính như: Trầu Không, Diếp Cá, Long Não,… Tất cả đều là những loại thảo dược được lưu truyền nhiều đời trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu thường gặp. Bởi vậy, Tinh dầu thực vật Đại Phú An cũng mang những công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, thải độc, hỗ trợ vết thương nhanh lành… Đây cũng chính là cơ sở giúp Tinh dầu thực vật Đại Phú An trở thành sản phẩm hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu kể trên. Ngoài ra, chiết suất dưới dạng tinh dầu giúp tinh chất thực vật dễ dàng thẩm thấu, ngấm sâu phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng.   

tinh-dau-thuc-vat-dai-phu-an-daiphuan.vn
Tinh dầu thực vật Đại Phú An hiệu quả trong việc hỗ trợ trị bệnh ngoài da

Cách dùng: Dùng dầu thoa trực tiếp vào mụn và các bề mặt da bị bệnh 4-5 lần/ngày. Bề mặt da sẽ nhanh khỏi, mờ thâm và tránh tình trạng để lại sẹo. 

Trên đây là tổng hợp các bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và đừng quá lo lắng khi gặp biểu hiện của bệnh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.