Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa (Nguồn ảnh: Internet)

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản nhưng nó lại là căn bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.  Nếu không điều trị rối loạn tiêu hóa đúng cách thì sức khỏe ngày càng giảm sút. Cùng Đại Phú An tìm hiểu thêm về chứng bệnh này nhé.

Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?

Bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng các cơ vòng của hệ tiêu hóa bị co thắt 1 cách bất thường khiến các chức năng của hệ tiêu hóa bị biến đổi và từ đó gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý. Với trẻ em nguyên nhân là do sức đề kháng còn yếu và sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều.

Rối loạn hệ tiêu hóa và những biểu hiện (Nguồn ảnh: Internet)
Rối loạn hệ tiêu hóa và những biểu hiện (Nguồn ảnh: Internet)

Nguyên nhân gì gây ra chứng rối loạn tiêu hóa?

Đa số mọi người đều nghĩ rằng, nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa là do ăn uống. Nhưng trên thực tế thì rối loạn tiêu hóa còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa:

Đa số người bị rối loạn tiêu hóa là do vấn đề ăn uống. Họ có thể chọn cho mình thức ăn không phù hợp hay tạo những thói quen ăn uống không tốt. Bạn có thể kể đến một số thói quen như:

  • Ăn đồ ăn lạnh
  • Thường xuyên ăn vặt
  • Sử dụng rượu bia quá nhiều
  • Vừa ăn vừa làm việc
  • Ăn quá nhanh, quá no
  • Ăn nhiều thực phẩm chua cay
  • Ăn uống thất thường

Ngoài vấn đề ăn uống, còn có 1 số nguyên nhân khác như:

  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
  • Công việc căng thẳng,
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng
  • Viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính,
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Sỏi đường tiết niệu

Việc điều trị rối loạn tiêu hóa cũng trở nên khó khăn khi những nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này thường do thói quen khó thay đổi của người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa

Để căn bệnh rối loạn tiêu hóa không gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như sinh hoạt, người bệnh cần phải nhận biết sớm nhất căn bệnh này thông qua các dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa có thể nhận biết được bao gồm:

Đầy hơi:

Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh đau dạ dày như bị ợ hơi, bụng thường căng lên, xuất hiện tình trạng trung tiện liên tục. Ngoài những dấu hiệu này, người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu ợ chua, đắng miệng.

Đau bụng:

Vùng đau thường xuất hiện ở bên trái vùng bụng. Nó có thể xuất hiện ở một số vị trí khác ở vùng bụng. Các cơn đau bụng phụ thuộc vào mức độ bệnh có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc các cơn đau dữ dội. Đây là một triệu chứng điển hình khi xuất hiện các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Tiêu chảy, táo bón:

Khi xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa cơ thể sẽ bị mất nước, giảm chất điện giải từ đó gây nên tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương; có một số trường hợp lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy thay vì táo bón.

Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện. Người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để kịp thời nhận biết bệnh và đi kiểm tra sức khỏe của bản thân tại các cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp điều trị sớm nhất, tránh để căn bệnh phát triển lâu trong cơ thể và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Để điều trị rối loạn tiêu hóa trước tiên người bệnh cần nắm được nguyên nhân gây bệnh ở trên để từ đó khắc phục được các nguyên nhân gây bệnh sau đó mới tìm và sử dụng cho mình 1 loại thuốc thích hợp.

  • Không sử dụng thực phẩm, đồ uống mất vệ sinh. Nên ăn nhiều rau nhưng phải rau sạch và làm chín, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có triệu chứng táo bón.
  • Tránh xa những loại thực phẩm gây đầy hơi như: Hành tây, mận, chuối, nho khô, rau húng quế, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải,  v.v… Không dùng quá nhiều cà phê và sữa, các loại thức ăn, đồ uống có quá nhiều sorbitol, kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng hoạt động hiệu quả hơn.
Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, (Nguồn ảnh: Internet)
Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, (Nguồn ảnh: Internet)

Sử dụng thuốc nào khi bị bệnh rối loạn tiêu hóa

Sau khi loại bỏ được những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như đã nói ở trên. Việc tiếp theo của người bệnh đó là sử dụng thuốc để điều trị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên với chứng rối loạn tiêu hóa thì thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong việc điều trị bệnh. Chỉ nên dùng khi thật cần thiết ví dụ như rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nhưng cố gắng dùng càng ít càng tốt và phải hỏi ý kiến của bác sỹ có chuyên môn.

Tất cả các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hiện tại hầu hết đều là thuốc tây giúp bạn loại bỏ các triệu chứng của bệnh ngay. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây sẽ có những tác dụng phụ với cơ thể của bạn.