Những tác dụng chữa bệnh không ngờ đến của trầu không

Những tác dụng chữa bệnh không ngờ đến của trầu không

Có rất nhiều tác dụng của trầu không đối với sức khỏe con người. Tuy là loại cây quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến những công dụng tuyệt vời của nó. Bài viết hôm nay, hãy cùng Đại Phú An đi tìm hiểu thêm về những tác dụng chữa bệnh không ngờ đến của lá trầu không nhé!

Tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của trầu không

Để tìm hiểu về tác dụng của trầu không, trước hết chúng ta đi tìm hiểu về các đặc điểm của loài cây này.

Đặc điểm của cây trầu không

Cây trầu không còn có tên khoa học là piper betle (Piper siriboa L.), thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae. Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: trầu cây, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng…Cây trầu không có vị cay và có tinh dầu thơm. 

Nơi sống

Loại cây này có nguồn từ Malaysia. Nó được trồng chủ yếu là các nước Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam.

Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.

Mô tả

Trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn, có khía dọc thường bén rễ ở các mấu.:

  • Lá trầu không có hình tim tròn, hai mặt đều nhẵn, đầu lá nhọn.  Thường có màu xanh sẫm bóng và có các gân nổi rõ ở mặt bên dưới. Dài 10-13cm, rộng 4,5- 9cm và mọc so le nhau,.
  • Cuống lá trầu không sẽ có bẹ kéo dài. Phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc), cuống có bẹ dài 1,5 – 3,5cm.
  • Hoa khác gốc mọc ở kẽ lá thành những bông ngắn và thường nở vào tháng 5 – tháng 8.
  • Quả mọng, lồi và tròn, có lông mềm ở đỉnh, không có vòi sót lại.
Tác dụng của trầu không được biết đến nhiều qua việc ăn trầu từ xa xưa.
Tác dụng của trầu không được biết đến nhiều qua việc ăn trầu từ xa xưa.

Tác dụng của cây trầu không

Các bộ phận cây trầu không có thể dùng đến là: thân, lá, quả. Cây cũng được trồng ở khắp Việt Nam để ăn lấy lá. Công dụng của cây trầu không được dùng trong ăn trầu, gồm: lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần. Làm thuốc người ta cũng dùng lá trầu không hái như đối với lá dùng ăn trầu.

Thành phần có trong trầu không

Cây trầu không có thành phần bên trong khá đa dạng, đa phần là nước. Thành phần quan trọng nhất có trong cây là đường và tinh dầu. Cũng có thêm các vitamin nhóm B, axit ascorbic và caroten. Ngoài ra, cây còn có một số thành phần khác như: Protein; Carbohydrate; Chất béo; Chất xơ; Chất vô cơ; Photpho; Canxi; Piper Betle A và B; Methyl Pyrol…

Chính vì có nhiều thành phần đa dạng nên cây cũng có nhiều công dụng khác nhau, nhất là đối với sức khỏe. Cây trầu không được sử dụng là dược liệu dùng cả trong Đông y lẫn Tây y.

Thành phần hóa học lá trầu không

Trong lá trầu không có 0,8-1,8%, có khi đến 2,4% tinh dầu, tỷ trọng 0,958-1,057. Thơm mùi creozot (củi đốt), vị nồng. Trong tinh dầu người ta đã xác định có 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác..

Trong lá trầu không tìm được nhiều hợp chất quý: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymene, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…Vậy nên, nhiều tác dụng của lá trầu không chữa bệnh cũng từ việc đa dạng thành phần mà ra.

Lá trầu không bao gồm rất nhiều thành phần.
Lá trầu không bao gồm rất nhiều thành phần.

Những công dụng tuyệt vời của cây trầu không

Công dụng của trầu không theo Tây y

Theo các nghiên cứu cụ thể, trầu không kháng được một số vi khuẩn, virus. Có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli. Ngoài ra còn kháng các chủng như nấm candida albicans, Aspergillus niger, C.steatoides…Bởi vậy theo Tây y, trầu không có những công dụng tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn.
  • Chống co thắt cơ trơn và ức chế tình trạng nhu động ruột tăng quá mức.
  • Kháng viêm.

Thậm chí, có nghiên cứu còn cho rằng: Nhờ tác dụng của lá trầu không mà khi chiết xuất còn có thể tiêu diệt cả các khối u khi thí nghiệm trên động vật.

Một số bệnh viện trong nước dùng cao nước trầu không thí nghiệm điều trị bệnh viêm cận răng có kết quả.

Trầu không được sử dụng trong Tây y trong việc chữa lành các vết thương và kháng viêm hiệu quả.
Trầu không được sử dụng trong Tây y trong việc chữa lành các vết thương và kháng viêm hiệu quả.

Công dụng của trầu không theo Đông y

Theo Đông y, trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc. Lá trầu không thường được sử dụng nhiều nhất, và được quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. 

Công dụng của trầu không trong Đông y bao gồm:

  • Điều trị các chứng đầy hơi, đau bụng, hàn thấp nhức mỏi.
  • Chữa các vết thương bị nhiễm trùng và có mủ gây đau đớn.
  • Chữa hen suyễn do thời tiết, tiêu đờm, các chứng cảm mạo nhẹ.
  • Trị mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa.
  • Chữa sâu răng, hôi miệng, viêm tai, viêm họng.

Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt. Cũng được xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.

Trầu không được sử dụng để chữa các chứng đau bụng, đầy hơi trong Đông y.
Trầu không được sử dụng để chữa các chứng đau bụng, đầy hơi trong Đông y.

Công dụng chữa một số bệnh của cây trầu không

Cây dược liệu quý này có rất nhiều tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Hiểu rõ từng giá trị của loài cây này từ đó biết tận dụng những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

Bệnh đái rắt

Tác dụng trầu không giúp chấm dứt được tình trạng đái rắt. Hãy pha hỗn hợp nước cốt trầu không với sữa loãng, 1 chút đường để uống.

Suy nhược thần kinh

Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, có thể dùng lá trầu không. Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này được chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Chữa đau đầu

Lá trầu không cũng có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập, sau đó xoa vào thái dương hoặc đỉnh đầu.

Viêm kết mạc

Nước pha lá trầu không còn được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc. (Tận dụng tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh để chữa bệnh chàm mặt của trẻ em).

Các bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, dùng lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực, dày nhẹ. Sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn. Có nơi còn giã lá trầu không đắp lên ngực để chữa ho và hen.

Tác dụng của lá trầu không chữa ho suyễn: lấy lá trầu không 4 – 8g ép lấy nước uống.

Táo bón

Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, công dụng của lá trầu không có thể được tận dụng. Hãy để một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu. Điều đó sẽ giúp kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Đau họng

Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Xay nhuyễn lá trầu không và ít hoa quả để lấy nước. Trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt. Như vậy, có thể giảm được các kích thích gây ho.

>>> Nguyên nhân và cách khắc phục khi ho nhiều ở người lớn tuổi

Chống viêm nhiễm

Với bệnh thấp khớp hay viêm tinh hoàn, cũng có thể sử dụng công dụng của lá trầu không. Dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào. Sau đó, đem rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết.

Làm lành vết thương

Nếu bị thương, hãy vắt nước cốt trầu không rửa vết thương. Rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô và kín miệng sau 2 ngày.

Bỏng nước sôi

Tác dụng của trầu không với da cũng có thể áp dụng với trường hợp bị bỏng nước sôi. Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

>>> Một số mẹo chữa bỏng tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Bị tắc sữa

Công dụng của lá trầu không với bà đẻ khi bị tắc tuyến sữa:

Hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió. Sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt. Tuy nhiên, không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi…

Có nơi còn giã lá trầu không đắp lên vú để cho sữa không ra nữa.

Tác dụng của lá trầu không với bệnh xương khớp

Chữa phong thấp đau nhức chân tay, công thức sắc uống gồm:

  • Gốc rễ trầu: 12g
  • Rễ lá lốt: 12g
  • Lá và rễ cây xấu hổ: 12g

Uống liên tục một tuần. Nhớ chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ vì rất độc.

>>> Tổng hợp các món ăn dược lý trị bệnh xương khớp

Giảm đau lưng

Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa. Rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.

>>> Hướng dẫn các bước xoa bóp cho người bị đau vai gáy

Viêm nhiễm phụ khoa

Tác dụng của lá trầu không với bệnh phụ khoa cũng rất tốt. Có thể sử dụng để làm sạch “vùng kín”, nhưng chỉ nên rửa bên ngoài. Tránh ngâm rửa quá lâu, sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào trong. Cũng tránh rửa thường xuyên vì sẽ dễ dẫn đến khô da.

Lưu ý khi sử dụng trầu không

Mặc dù được biết đến nhiều công dụng nhưng nếu không biết sử dụng trầu không đúng cách cũng có thể gây nên những tác dụng không mong muốn. Cần lưu ý:

  • Không nên sử dụng trầu không cho phụ nữ mang thai.
  • Tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y uy tín hoặc các bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng. Nhất là đối với trẻ em, người lớn tuổi, và những người đáng có các bệnh lý khác.
  • Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đã được hướng dẫn.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng, hãy dừng lại và báo ngay cho bác sĩ.

Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Tinh dầu thực vật Đại Phú An được tổng hợp từ: trầu không (18%); Diếp cá (20%); Long não (40%) cùng các yếu tố gia truyền khác (22%). Sản phẩm được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, Tinh dầu thực vật Đại Phú An còn được nhiều khách hàng feedback thêm về nhiều công dụng khác như: Hỗ trợ chữa các bệnh thần kinh, xông hơi thải độc, chống viêm, mau lành vết thương, các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi, viêm tai, các mụn, hạch, đau răng, các bệnh đường tiêu hóa, trĩ, viêm phụ khoa…

Tinh dầu thực vật Đại Phú An.
Tinh dầu thực vật Đại Phú An.

>>> Địa chỉ mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An chính hãng

Để liên hệ tư vấn và đặt mua Tinh dầu thực vật Đại Phú An, quý khách có thể liên hệ qua:

Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An

  • Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 2 ngõ 14 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ba Đình, Hà Nội

         Hotline: 0975.997.949

         Website: daiphuan.vn

  • Địa chỉ: Khe Cỏ, An Thịnh, Văn Yên, Yên Bái.

         SĐT: (0216) 3830 383

         Fanpage:facebook.com/daiphuan.tinhdauthucvat

THAM QUAN KHU DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐẠI PHÚ AN