Làm thế nào giải quyết triệu chứng sổ mũi, viêm mũi cho trẻ?

Xử lý sổ mũi cho trẻ bằng tinh dầu thực vật Đại Phú An

Chảy mũi và nghẹt mũi thường là những triệu chứng về đường hô hấp rất thường gặp ở các bé. Những triệu chứng này có thể khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc do nghẹt mũi. Các dịch nhầy chảy ra họng khiến các bé ho nhiều về đêm. Nó cũng rất dễ khiến các con bị trớ, nôn. Nếu không xử lý tốt sẽ làm tăng nguy cơ viêm mũi, nhiễm khuẩn…

Làm thế nảo để giải quyết triệu chứng sổ mũi, viêm mũi cho trẻ? Cùng Đại Phú An tìm hiểu cách xử lý trường hợp này nhé. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, viêm mũi

Xác định được nguyên nhân là bước đầu tiên trong việc xử lý sổ mũi, viêm mũi ở trẻ. Các chuyên gia cho biết, sổ mũi và viêm mũi thực chất là những phản ứng của cơ thể bé trước những thay đổi bên ngoài. Có thể kể một số lý do khiến trẻ bị ho, sổ mũi như:

  • Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Viêm mũi dị ứng: Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm.
  • Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác. Trẻ sổ mũi do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn

Những biểu hiện của viêm mũi

Triệu chứng sổ mũi của trẻ ( Nguồn ảnh: Internet)
Triệu chứng sổ mũi của trẻ ( Nguồn ảnh: Internet)

Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5 độ C. Nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể  39 – 40 độ C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy…

Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.

Làm thế nào để giải quyết các triệu chứng sổ mũi, viêm mũi?

Có rất nhiều cách để có thể giải quyết các triệu chứng sổ mũi, viêm mũi của bé. Dưới đây là phương pháp Đại Phú An thường áp dụng, các mẹ có thể tham khảo.

Bước 1: Vệ sinh mũi

Việc vệ sinh mũi sạch sẽ là cần thiết bởi trong mũi chứa rất nhiều vi sinh vật. Mũi sạch có thể làm giảm số lượng những sinh vật trong miệng, tai và họng. Điều này sẽ giúp trẻ hô hấp tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Có rất nhiều cách để làm sạch khoang mũi của trẻ như: rửa mũi, nhỏ mũi, xịt mũi…

Nếu bé bị viêm mũi nhưng không quá nặng, Bạn chỉ cần thực hiện rửa mũi sạc và thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Xoa cổ

Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay và xoa nhẹ nhàng vùng cổ của bé. Việc xoa dầu vùng cổ có thể đánh tan đờm, hỗ trợ giải quyết tình trạng viêm họng cho bé.

Với những bé viêm họng, viêm amidan: Sau khi xoa vào cổ mẹ có thể nhỏ 1 giọt Tinh dầu thực vật Đại Phú An vào khăn xô và cuốn quanh cổ cho bé.

Bước 3: Dùng tăm bông thấm dầu cho bé ngửi

Dùng tăm bông thấm tinh dầu cho bé ngửi. Trong tinh dầu thực vât Đại Phú An có chứa 18% tinh dầu lá Trầu Không giúp bé thông mũi, kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng sổ mũi, viêm mũi.

Tinh dầu thực vật Đại Phú An
Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Bước 4: Xoa lưng ( phần sau phổi), xoa gan bàn chân

Xoa tinh dầu sẽ giúp làm ấm cơ thể của trẻ, bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm lạnh đồng thời hỗ trợ đẩy đờm và các chất nhầy ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng hơn.

Lưu ý:

  • Ngày làm 2 lần/sáng tối, liên tục trong 3 ngày
  • Không cho tinh dầu tiếp xúc trực tiếp vào miệng và các vùng niêm mạc trên cơ thể trẻ

9 cách phòng bệnh về đường hô hấp, giảm nguy cơ xảy ra các triệu chứng sổ mũi, viêm mũi ở trẻ.

  • Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.
  • Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng
  • Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
  • Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Nên dùng 1 máy hút ẩm và lịch không khí để duy trì độ ẩm của căn hộ ở mức 50-60%.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.