Tay chân lạnh cóng là một bệnh lý rất dễ gặp, không cố định độ tuổi. Các triệu chứng thường gặp là tay chân luôn tê cóng dù đi tất, đeo găng tay dày hay được ủ cả tiếng trong chăn ấm. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày, đồng thời khiến ta cũng dễ mắc bệnh hơn thông thường, đặc biệt là các bệnh lý về xương, khớp.
Thế nhưng trước khi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh, chúng ta cần hiểu cơ chế điều tiết nhiệt độ của cơ thế.
Vì sao nhiệt độ cơ thể con người luôn là 37 độ C mà tay chân lại lạnh cóng?
Trong trạng thái tĩnh, nhiệt mà não bộ cùng các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận… sản sinh ra vượt quá 2/3 lượng nhiệt toàn cơ thể sản sinh ra, trong khi chất lượng của chúng lại chỉ chiếm chưa quá 10% toàn bộ cơ thể. Khi vận động, nhiệt mà các cơ bắp sản sinh ra có thể tăng cao gấp 10 lần. Vậy nên cho dù nhiệt được sản sinh ra ở trạng thái đỉnh điểm thì nhiệt độ cơ thể vẫn luôn được giữ ở mức ổn định, bởi vì khi cơ thể đồng thời sản sinh ra nhiệt lượng thì cũng là lúc não chỉ huy các cơ quan liên quan thực hiện việc bài tiết nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.
Các bước của cơ chế truyền nhiệt rất phức tạp, nhưng có thể hiểu một cách tổng quát về nguyên lý như sau: chỗ có nhiệt lượng cao hơn sẽ truyền nhiệt xuống nơi thấp hơn, mọi bộ phận đều có chức năng bức xạ nhiệt và hấp thu nhiệt.
Khi nhiệt độ tăng cao, não sẽ điều tiết các mạch máu giãn ra nhằm tỏa bớt nhiệt lượng, và ngược lại khiến các mạch máu co vào để ngăn chặn nhiệt độ tỏa ra ngoài khi trời trở lạnh.
Tuy nhiên, nhiệt độ thông thường ở tay và chân chỉ có 30°C mà thôi. Do đó quá trình co mạch có thể khiến máu tắc nghẽn, khó lưu thông tới tứ chi, gây ra tình trạng lạnh buốt.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh cóng
Ngoài nguyên nhân do chúng ta để tay, chân trần trong môi trường lạnh quá lâu ra. Thì có một vài nguyên nhân chính gây nên tình trạng tay chân cóng, trong đó phải kể đến:
Khí huyết không lưu thông
Về việc tay chân lạnh vào mùa đông, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc dẫn đến quá trình lưu thông máu không tốt.
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu
Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 – vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.
Suy giáp: Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.
Huyết áp thấp: Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.
Bệnh về tim mạch: Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bàn tay và bàn chân lạnh bao gồm:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và sốt
- Tình trạng stress kéo dài
- Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng khó tiêu mạn tính với bàn tay, bàn chân lạnh.
- Một số vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau bụng kinh (ở phụ nữ) cũng có thể dẫn đến chứng bàn chân và bàn tay lạnh.
- Trẻ em mất nhiệt nhanh hơn khi trời lạnh. Nguyên nhân là do diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn nhiều so với cân nặng. Lớp mỡ dưới da cũng không đảm bảo chức năng cách nhiệt
- Người cao tuổi mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Các mạch máu đặc biệt là ở đầu các chi khó co lại hơn. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh dẫn đến tình trạng mất nhiệt.
Điều trị chân tay lạnh như thế nào cho đúng?
1. Xoa bóp tay, chân thường xuyên
Việc xoa tay chân sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các chi ấm hơn. Điều này sẽ đặc biệt hiệu quả khi được kết hợp với các loại tinh dầu có tính nóng.
Được chiết xuất từ tinh dầu lá trầu không, diếp cá, long não… Tinh dầu thực vật Đại Phú An có công dụng rất tốt trong việc làm ấm các bộ phận quan trọng của cơ thể, đặc biệt là tay, chân. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu, xoa lên hai bàn tay trong khoảng 30 giây, các cơn lạnh sẽ dần biến mất.
2. Ngâm chân với nước ấm
Ngâm tay và chân trong nước ấm (40 độ C). Bạn có thể cho thêm chút muối và vài lát gừng tươi rồi ngâm trong khoảng 20 phút. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.
3. Tập thể dục
Tập thể dục buổi sáng giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. Nhưng vào mùa đông không nên tập những bài tập quá sức. Bởi việc ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bạn nhanh chóng tỏa nhiệt và nhanh mất nước.
4. Chế độ dinh dưỡng đủ chất
Bổ sung vitamin B1, B2, F và những thực phẩm có nhiều calo, chất béo, chất sắt. Điều này giúp cung cấp nhiều năng lượng, sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cho cơ thể.
Đảm bảo việc bổ sung đầy đủ multi-vitamin cho cơ thể. Bạn hãy chọn những thực phẩm như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn, bơ, các loại hạt và ngũ cốc…
5. Luôn giữ ấm cho cơ thể
Sử dụng các loại tất chân, găng tay làm từ cotton và len. Chúng không chỉ giúp giữ nhiệt mà còn hấp thụ mồ hôi, giữ tay chân được khô ráo.
Ngoài ra, nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đầy đủ sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.
Đối với những người ngồi văn phòng lâu, cần tăng cường hoạt động. Bạn nên tập một số động tác thể dục tại chỗ để tăng cường tuần hoàn máu.