Ung thư hạch – tất tần tật những điều cần biết?
Ung thư hạch là một trong những loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Nếu được phát hiện sớm sẽ tăng khả năng chữa trị của bệnh nhân. Cùng Đại Phú An tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về ung thư hạch nhé.
Bệnh ung thư hạch được chia làm mấy loại?
Trả lời: ung thư hạch được chia làm 2 nhóm chính
- Nhóm có diễn tiến chậm: ở nhóm này bệnh thường diễn tiến chậm và thời gian sống của người bệnh thường được kéo dài hơn 10 năm
- Nhóm có diễn tiến nhanh: ở nhóm này bệnh thường tiến triển nhanh, thời gian sống ngắn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư hạch?
-
Biến đổi làn da:
Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước…
Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm. Vì vậy, da bị nhiễm trùng thường lở loét,tiết dịch. Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch. Khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn. Khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi. Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở phần cổ và phần xương thượng đòn.
Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư hạch.
-
Hạch bạch huyết sưng to:
Khi những triệu chứng này đã trở thành điển hình thì chắc chắn bạn đã bị ung thư. Việc thăm khám và điều trị là cần thiết nhất lúc này. Không nên chần chừ hoặc điều trị theo phương pháp đắp thuốc, đắp lá dân gian.Khoa học vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh việc đắp thuốc có thể trị khỏi ung thư hạch. Để điều trị bệnh phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa và các phương pháp điều trị y học như hóa trị, xạ trị, cắt khối u, ghép tế bào gốc…
-
Triệu chứng toàn thân:
Ung thư hạch xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to. Nếu như không rõ nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, có thể tiến hành xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra ung thư hạch.
Có một hoặc nhiều hạch nổi ở vùng cổ, nách hoặc bẹn nhưng không gây sưng đỏ và không có cảm giác đau là dấu hiệu đầu tiên bạn nên nghi ngờ mình bị ung thư hạch. Lúc này, để biết chắc chắn thì nên nhanh chóng đi thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa. Đừng nghĩ đơn giản rằng những khối u này không gây sưng, đau gì thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bởi vì mức độ nguy hiểm tiềm ẩn phía sau những cục hạch này có thể rất lớn, nhất là khi chúng đã di căn. Ngoài ra, khi bị ung thư hạch người bệnh sẽ có một số triệu chứng đi kèm như:
- Sốt kéo dài và thường xuyên
- Có thể bị ho, khó thở, đau ngực khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, stress
- Giảm cân đột ngột dù không có chế độ ăn kiêng; cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, nhất là vào ban đêm
- Có cảm giác trướng bụng, đầy hơi sau khi ăn, ăn không ngon miệng…
Ung thư hạch có lây không?
Với đa số bệnh ung thư, nguy cơ lây nhiễm là không có, trong đó có ung thư hạch. Vì vậy, việc có nhiều người cho rằng không nên tiếp xúc với người bệnh khi người đó đang bị cảm cúm vì rất dễ lây bệnh là hoàn toàn không cần thiết. Cảm cúm có thể lây nhưng ung thư thì không. Bạn có thể yên tâm sinh hoạt, giao tiếp với những người bị ung thư.
Đối với người nhà, việc ở bên cạnh chăm sóc, quan tâm, chia sẻ và nhất là động viên tinh thần cho người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Đừng vì hiểu sai mà tỏ ra kỳ thị làm ảnh hưởng tâm lý người bệnh.
Hạch to có phải là u hạch?
- Hạch bình thường nhỏ hơn 1cm, hạch to kích thước lớn hơn 1cm. Trong những trường hợp đặc biệt hạch nổi ở ròng rọc cẳng tay lớn hơn 0,5cm. Hạch ở bẹn có thể lớn hơn 1,5cm. Hạch ở trẻ em từ 1,5 – 2cm. Nếu hạch cứ phát triển với kích thước to dần thì bạn cần đi khám ngay vì đây là dấu hiệu của sự bất thường.
- Ban đầu hạch nổi ít, càng về sau hạch càng nhiều và lan rộng. Đó là biểu hiện của hạch Hodgkin, u lymphô ác tính. Nếu ngay từ đầu hạch đã nổi nhiều thì đó là bệnh bạch cầu lymphô cấp hoặc mãn tính.
Chế độ ăn dành cho người bị ung thư hạch?
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư nói chung và ung thư hạch nói riêng cần được chú trọng. Không chỉ tập trung vào điều trị mà quên dinh dưỡng. Dinh dưỡng không tốt sẽ nhanh chóng làm cho người bệnh suy kiệt.
Chế độ ăn cũng cần đủ 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, béo, rau xanh và trái cây). Nên ăn nhiều cá, tôm, cua, ít thịt. Ăn nhiều rau xanh và trái cây được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chú ý bồi dưỡng thêm sữa, nước trái cây (sinh tố hoặc nước ép) để cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất, nên chia nhỏ bữa ăn và nên ăn trước khi có cơn đói xuất hiện (người bệnh dễ bị nôn), uống đủ nước.
Tóm lại, nếu người bệnh ăn uống được thì không cần thiết phải kiêng cữ. Chỉ cần hạn chế các thức ăn cay, mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ và các thức uống có chứa cafein… Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động thể dục nhẹ mỗi ngày 15 – 30 phút, tinh thần phải thật thoải mái thì ăn uống mới ngon miệng và ngủ tốt.