Đau xương khớp mùa lạnh: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Đau xương khớp mùa lạnh là nỗi ám ảnh của không ít người. Vậy đâu là nguyên nhân, các phòng ngừa và phương pháp điều trị mới nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vì sao đau xương khớp mùa lạnh?
Theo quan điểm của Đông y
Y học cổ truyền chỉ ra rằng, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể. Chúng lưu đọng ở các khớp xương khiến cho khí huyết lưu thông kém. Từ đó, phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.
Theo quan điểm của y học hiện đại
Y học hiện đại cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới đau nhức xương khớp mùa lạnh là do áp suất khí quyển thấp. Áp suất khí quyển sẽ giảm xuống khi thời tiết biến chuyển và dẫn đến việc giãn nở các mô làm tăng áp lực lên khớp. Những thay đổi này góp phần làm xuất hiện các cơn đau xương khớp mùa lạnh và khiến chúng trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, khi trời lạnh, nhiều người lười vận động, tần suất tập luyện giảm đi. Điều này khiến máu lưu thông kém, góp phần làm những cơn đau nhức xương khớp mùa lạnh nặng thêm.
Đau xương khớp mùa lạnh có biểu hiện gì?
Khi bị đau xương khớp mùa lạnh, người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng sau:
Đau nhức xương khớp
Biểu hiện đầu tiên của chứng bệnh này là cứ thay đổi thời tiết là đau nhức trong xương, đau khớp đầu gối… khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Khớp kêu lục cục
Mỗi khi vận động hoặc đi lại, người bệnh có thể nghe thấy những tiếng lục cục, lạo xạo trong xương, nhất là khi trở trời.
Cứng khớp
Mỗi khi ngủ dậy, người bệnh có cảm giác chân tay cứng lại, co duỗi khó khăn, phải xoa bóp hoặc vận động nhẹ nhàng một lúc mới bình thường được.
Vì sao đau xương khớp mùa lạnh tiến triển nhanh?
Ban đầu, khi những cơn đau nhức xương khớp mới xuất hiện, nhiều người thường chủ quan không để ý. Đến khi những triệu chứng đau ngày một gia tăng với cường độ và tần suất ngày một nhiều, họ mới “ngã ngửa” thì đã quá muộn. Lúc này, những cơn đau nhức tăng nặng, khiến các khớp sưng tấy, người bệnh vận động khó khăn hơn. Không chỉ vậy, sụn khớp đã bị bào mòn, lượng glucosamine bị hao hụt, vùng xương dưới sụn đã tổn thương nặng, cấu trúc thay đổi… khiến quá trình điều trị bệnh trở nên tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều.
Điều trị đau xương khớp mùa lạnh như nào cho hiệu quả?
Theo Tây y
Tây y điều trị đau xương khớp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống sưng, tiêu viêm… Ưu điểm của nó là cắt cơn đau nhanh chóng. Nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng nhất thời chứ không điều trị tận gốc. Chưa kể đến nếu lạm dụng thuốc tây trong thời gian dài, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề về gan, thận, hệ tiêu hóa…
Trường hợp nặng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém và tình trạng đau nhức xương khớp vẫn có thể sẽ tiếp tục tái diễn trong tương lai.
Theo Đông y
Đông y điều trị đau nhức xương khớp theo phương pháp ôn hòa hơn và đi sâu theo hướng giải quyết căn nguyên của bệnh. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền mà ông cha để lại để làm giảm các cơn đau. Song song với đó, có thể kết hợp các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… cũng rất hiệu quả. Điều trị đau xương khớp mùa lạnh bằng Đông y cũng là xu hướng mà nhiều người tin dùng hiện nay.
Phòng ngừa đau xương khớp mùa lạnh như nào cho đúng?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để không còn khổ sở vì những cơn đau nhức xương khớp nữa!
Giữ ấm cơ thể
Khi thời tiết chuyển lạnh, điều quan trọng nhất là bạn nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng. Cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, mang găng tay, tất. Đặc biệt, lưu ý các khớp (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…) thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.
Xoa bóp các khớp
Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra, hãy xoa bóp các khớp để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng đến nuôi các khớp. Để việc xoa bóp đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp sử dụng với Tinh dầu thực vật Đại Phú An. Đây là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược: tinh dầu trầu không, tinh dầu diếp cá, tinh dầu long não… Tinh dầu thực vật Đại Phú An giúp giảm các chứng đau do:
– Phong tê thấp, viêm khớp, viêm cứng cơ;
– Nhức mỏi gân xương, đau lưng do thoái hóa, thoát vị hay gai đôi đốt sống;
– Thần kinh ngoại biên, thần kinh bị chèn ép gây đau đầu, đau vai gáy, người nằm liệt lâu ngày gây đau nhức, khó vận động toàn thân;
– Các dạng chấn thương, bong gân, đau do giãn dây chằng, tan thâm tím do va đập;
Cách dùng Tinh dầu thực vật Đại Phú An rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào tay rồi xoa bóp vào chỗ đau ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 15 phút sẽ thấy các bó cơ không còn căng cứng, khí huyết lưu thông dễ dàng, các cơn đau giảm đi rõ rệt.
Thả lỏng tâm lý, tránh lo lắng quá mức
Đau xương khớp mùa lạnh có thể gây ra những khó chịu, cản trở cho người bệnh. Chẳng hạn những bệnh nhân bị thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc không nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng. Do đó nhiều người trở nên hoang mang lo lắng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn để tránh những bất tiện do chứng bệnh này gây ra.
Bị đau xương khớp nên ăn gì?
Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ và các vitamin A, E, C có trong đậu nành, hạt mầm, rau xanh, cà rốt, ớt, cà chua, bơ…). Nên uống đủ nước mỗi ngày để giúp máu lưu thông nuôi dưỡng các khớp dễ dàng hơn.
Bị đau xương khớp kiêng ăn gì?
Người bệnh nên kiêng những món ăn nhiều dầu mỡ. Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, không ăn, uống đồ lạnh. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều axit uric như dưa chua, măng muối, cà muối…
Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng bản thân
Khi bị đau xương khớp, người bệnh không nên nằm bất động tại chỗ mà vẫn phải đảm bảo vận động hợp lý theo từng độ tuổi. Bởi tập luyện thể dục, thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp, thấp khớp, duy trì sự linh hoạt của các khớp và ngăn ngừa teo cơ.
Vì vậy, bạn nên duy trì các bài tập thể dục hàng sáng. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Ngoài ra, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày.
Đau xương khớp mùa lạnh ảnh hưởng tới sinh hoạt của người mắc bệnh xương khớp. Do đó, mỗi người nên ghi nhớ cách phòng tránh để không bị những cơn đau ám ảnh mỗi khi trời trở lạnh.