S.O.S: Báo động tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam

S.O.S: Báo động tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp ở nước ta đang gia tăng nhanh chóng.

Thực trạng mắc bệnh xương khớp hiện nay

Theo số liệu thống kê, có tới 30% số người trên 35 tuổi mắc các bệnh lý về xương khớp. Trong khi đó, con số này là 60% ở người trên 65 tuổi. Tỷ lệ này lên tới 85% ở người trên 80 tuổi. Đáng lo ngại, các bệnh lý về xương khớp càng trở nên nguy hiểm hơn. Bởi chúng thường diễn biến âm thầm, khiến người bệnh lầm tưởng chỉ là sự mệt mỏi đơn thuần. Từ đó, dẫn đến xem nhẹ việc đi khám chuyên sâu để truy tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đến khi bệnh tình nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Không chỉ vậy, họ còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

bệnh xương khớp
Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Thoái hóa khớp

Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thường có các biểu hiện:

– Đau nhức quanh khớp: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ xung quanh vùng khớp bị thoái hóa. Lúc đầu, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng thì cơn đau lại kéo dài và dữ dội hơn.

– Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy cảm thấy đau, khó cử động. Sau khoảng 30 phút, họ mới có thể bình thường trở lại.

– Khớp bị biến dạng: Có thể vùng khớp thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.

– Hạn chế các hoạt động: Các hoạt động trong đời sống hàng ngày như: cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau… bị hạn chế.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính. Lúc này, người bệnh cảm thấy sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và bị hạn chế cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể gặp phải tình trạng trên. Nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Chúng xuyên qua dây chằng, chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Bệnh thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng, tiến triển lần lượt theo các giai đoạn. Đó là từ khi đĩa đệm bị phình lên (giai đoạn 1) đến lồi (giai đoạn 2) đến thoát vị thực sự (giai đoạn 3) và cuối cùng là thoát vị có mảnh rời (giai đoạn 4).

Gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguyên nhân là do đĩa sụn và xương bị thoái hóa. Mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra, chèn ép lên dây thần kinh gây đau.

Khi bị gai cột sống, phần lớn người bệnh không cảm thấy bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện. Lúc này, người bệnh sẽ thường thấy đau ở cổ, thắt lưng, nhất là khi đứng hoặc đi. Cơn đau tăng lên khi đi lại, vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ thấy đau tê ở cổ. Sau đó, lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống 2 chân…

bệnh xương khớp
Các bệnh xương khớp cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nguyên nhân là do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, chấn thương…

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp. Trong đó, tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng nhất. Tùy từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa khác nhau:

– Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (sau gáy), đau nhức sang bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt…

– Thoái hóa cột sống lưng: Người bệnh thường đau nhức vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.

– Thoái hóa cột sống ngang ngực: Đây là trường hợp ít gặp hơn 2 trường hợp trên. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

Loãng xương

Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Đây là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý xương khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh này:

Tuổi tác

Khi tuổi đã cao, cơ thể lão hóa kéo theo sự thoái hóa của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống cơ xương khớp cũng không là ngoại lệ. Điều này khiến nguy cơ mắc các bệnh như: thoái hóa khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm… ngày càng lớn. Lúc này, sụn khớp lão hóa, mỏng dần. Các dịch khớp ít được tiết ra, bong tróc đầu sụn khớp, đầu sụn khớp cọ sát vào nhau. Từ đó, gây đau nhức các khớp khi vận động, thay đổi tư thế. Đặc biệt, người bệnh sẽ đau hơn khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.

Di truyền

Nếu gia đình bạn có người bị các bệnh xương khớp, thì bạn cũng có nguy cơ mắc cao hơn so với người khác. Một số trường hợp xương khớp bị dị dạng bẩm sinh hoặc sụn khớp lỗi cũng tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên hệ xương khớp, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người béo phì dù đang ở độ tuổi còn trẻ cũng sẽ có tuổi sinh học cao hơn 10-20 tuổi so với người bình thường. Điều đó có nghĩa, nếu bạn đang ở độ tuổi 30 và bị béo phì, đồng nghĩa rằng bạn đang có tuổi sinh học là 40 và có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như người 60 tuổi.

Đặc thù công việc và thói quen sinh hoạt

Người thường xuyên làm việc nặng, mang vác vật quá sức, vận động viên… có khả năng cao bị các bệnh xương khớp. Ngoài ra, ngồi làm việc sai tư thế, ít vận động, hoặc gặp các chấn thương… cũng phải đối mặt với tình trạng này.

Giới tính

Trên thực tế, tỷ lệ mắc các bệnh cơ xương khớp ở nữ cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Xem thêm: Đại Phú An – Nơi tìm thấy sức khỏe và cầu nối yêu thương

Hậu quả nặng nề của các bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý xương khớp khi ở thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Theo thống kê cho thấy, cứ 30 giây lại có một người bị gãy xương do bệnh loãng xương trên thế giới. 50% người bị mắc các bệnh cơ xương khớp bị tàn phế hoặc đe dọa đến tính mạng. Người bị loãng xương nếu hoạt động mạnh như ngã, trượt chân… sẽ dễ gãy, lún cột sống, gãy cổ, gãy xương tay chân…

Thoái hóa khớp có thể khiến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn, đầu xương bị tổn thương nặng nề phải thay khớp xương nhân tạo để có thể vận động được, nếu không sẽ bị bại liệt. Còn viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay chân, hạn chế khả năng vận động, bị teo cơ và bị tàn phế. Cùng rất nhiều bệnh lý về cơ xương khớp khác gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tàn phế.