Bệnh viêm tai giữa là gì? Nguyên nhân, giải pháp chữa dứt điểm
Đau tai, ù tai, chảy mủ tai không chỉ là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa mà cũng có thể là biểu hiện của những bệnh khác. Vậy bệnh viêm tai giữa là gì? Làm sao để chắc chắn bạn bạn bị viêm tai giữa hay không? Cùng Đại Phú An tìm hiểu ngay về căn bệnh này.
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Bệnh xảy ra khi phần ống tai giữa tổn thương do viêm nhiễm.
Theo Tây y, viêm tai giữa xảy ra do sự xâm nhập, tăng sinh của các loại vi khuẩn, virus hoặc ảnh hưởng từ những bệnh về đường hô hấp.
Theo Đông y, viêm tai giữa là tình trạng phong độc, nhiệt tà ứ đọng lâu ngày làm tích tụ huyết khi ở tai, từ đó gây nên cảm giác đau nhức, sưng tấy ở tai.
Trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể tự khỏi. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm tai giữa có thể biến chứng gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, xơ hóa màng nhĩ,… gây khó khăn cho quá trình điều trị, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân, dấu hiệu và những dạng bệnh viêm tai giữa thường gặp
Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi thời tiết thay đổi. Có 2 nguyên nhân chính gây viêm tai giữa là vi khuẩn và virus. Viêm tai giữa thường đi kèm các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm họng cấp, viêm Amidan, viêm mũi cấp.
Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân là do: Cơ quan hô hấp còn yếu, dễ bị viêm; Vòi nhĩ nối giữa họng và tai giữa gần như nằm ngang khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm tai giữa
Thông thường, người bị viêm tai giữa sẽ nhận thấy những triệu chứng:
- Đau tai, đặc biệt là khi nằm
- Chảy nước ở tai, sức nghe giảm
- Ù tai, chóng mặt, sốt, chán ăn, khó ngủ,…
Các dạng viêm tai giữa thường gặp
Tùy vào thời gian xuất hiện và tính chất, biểu hiện của bệnh, viêm tai giữa được chia thành:
- Bệnh viêm tai giữa cấp: Tình trạng niêm mạc tai giữa bị viêm, kéo dài trong khoảng 3 tuần.
- Viêm tai giữa mãn tính: Cũng là một trường hợp niêm mạc tai giữa bị viêm nhưng kéo dài trên 12 tuần.
- Viêm tai giữa thanh dịch: Không có sự phát triển của vi khuẩn, virus trong tai giữa. Nguyên nhân do phần dịch còn sót lại sau khi điều trị viêm tai giữa. Tình trạng này đôi khi cũng do rối loạn chức năng hoặc tắc nghẽn vòi nhĩ.
- Viêm tai giữa mạn tính mủ: Tình trạng viêm tai giữa nặng hơn với biểu hiện nhiễm trùng, hình thành mủ trong tai giữa. Bệnh có thể gây thủng màng nhĩ.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa
Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng Tây y
Tây y đưa ra khá nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa. Trong đó, điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng phổ biến. Với tình hình bệnh nhẹ, bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh để điều trị và theo dõi.
Viêm tai giữa dạng nhẹ được theo dõi, điều trị trong vòng 8 ngày. Nếu không bị thủng màng nhĩ, bệnh nhân có thể dùng thuốc nhỏ tai. Nếu thủng màng nhĩ, cần nhỏ tai để ngăn chặn bửng mủ hình thành, sau đó rửa tai với nước muối sinh lý, oxy già. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thông vòi hoặc bơm thuốc vòi nhĩ
Với tình trạng bệnh nặng hơn, kháng sinh không hiệu quả, bệnh nhân cần chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông nhĩ. Viêm tai giữa cấp có thể đi cùng một số dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp. Trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng nặng hơn và việc điều trị nội khoa không hiệu quả, cần phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng Đông y
Tuy việc điều trị bằng Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng phương pháp này cũng khiến nhiều người e ngại bởi tác hại của thuốc Tây mang lại. Bởi vậy, giải pháp khác cho người bệnh chính là những bài thuốc Đông y. Có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh viêm tai giữa được lưu truyền vì tính hiệu quả và đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được Đại Phú An sưu tầm như:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: 8g đan bì, 8g phục linh, 8g sơn thù, 8g trạch tả, 8g tri mẫu, 8g hoàng bá, 16g hoài sơn, 12g thục địa
- Cách thực hiện: Nấu tất cả nguyên liệu với 3 chén nước, chờ cho nước cạn bớt thì tắt bếp. Chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: 12g sa tiền tử, 12g sinh địa, 12g trạch tả, 12g mộc thông, 12g hoàng cầm, 12g long đờm thảo, 8g chi tử, 8g đương quy, 4g cam thảo
- Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu uống hết trong ngày
Bài thuốc số 3:
- Nguyên liệu: 12g bạch truật, 12g phục linh, 12g đẳng sâm, 12g hoàng kỳ, 8g hoàng bá, 8g thăng ma, 8g đương quy, 6g trần bì, 4g cam thảo
- Cách thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột, mỗi lần dùng 20g bột hòa với nước uống, ngày uống 3 lần.
Bài thuốc số 4:
- Nguyên liệu: 16g quy bản, 16g thục địa, 12g hoàng bá, 12g chi mẫu
- Cách thực hiện: Sắc hết nguyên liệu và dùng uống trong ngày
Tinh dầu thực vật Đại Phú An hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả
“Lúc trước, cô bị viêm tai giữa, rồi được một người bạn giới thiệu sử dụng Tinh dầu thực vật Đại Phú An. Ban đầu cô cũng không kỳ vọng lắm đâu, nhưng sử dụng một thời gian thì thấy đỡ hẳn”. Đó là lời chia sẻ chân thành của cô D. đến từ Câu lạc bộ Sức khỏe Hà Nội.
Tinh dầu thực vật Đại Phú An được bào chế từ bài thuốc bí truyền của gia tộc họ Đỗ. Với thành phần từ: Trầu không, Diếp cá, Long Não. Ngoài ra, sản phẩm này còn được điều chế dưới dạng tinh dầu cực tiện dụng.
Cách dùng: Dùng tăm bông sạch nhúng vào tinh dầu rồi ngoáy vào lỗ tai, mỗi ngày 3 – 4 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Bên cạnh đó, Tinh dầu thực vật Đại Phú An cũng là giải pháp hiệu quả chữa các chứng bệnh về xương khớp, chữa bỏng, bệnh đường ruột,…
Ưu điểm của Tinh dầu thực vật Đại Phú An trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa:
- Điều trị bệnh từ gốc, hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh về sau
- Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, đảm bảo sản phẩm an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ
- Tiết kiệm tối đa chi phí điều trị, phù hợp với mọi đối tượng
Nhờ vậy, Tinh dầu thực vật Đại Phú An đã trở thành sản phẩm bỏ túi không thể thiếu của nhiều gia đình Việt.