Giải pháp hiệu quả cho bệnh viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ
Viêm tai giữa là một căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh dễ dẫn tới các biến chứng khác như: thủng màng nhĩ, điếc… Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ để chăm sóc bé tốt hơn.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ
Viêm tai giữa cấp mủ là tình trạng niêm mạc trong tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công. Bệnh thường khởi phát sau khi giai đoạn xung huyết kết thúc. Mủ hình thành trong ống tai do niêm mạc tăng cường tiết dịch gây ứ đọng. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tụ mủ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ, điển hình là:
- Viêm nhiễm cấp tính ở mũi họng
- Trẻ bị viêm mũi, viêm xoang, u vòm mũi họng, viêm Amidan,…
- Sau các chấn thương tác động xấu đến màng nhĩ như: ngoáy tai bằng vật cứng, do tiếng nổ, sức ép,…
Triệu chứng của viêm tai giữa cấp mủ
Triệu chứng của bệnh này không hoàn toàn giống nhau ở các bệnh nhân. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cơ thể mà biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể, viêm tai giữa cấp mủ tiến triển theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ứ mủ: trẻ thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, bỏ ăn, quấy khóc, thấy dịch màu xanh hoặc vàng tiết ra,…
- Giai đoạn vỡ mủ (thường xuất hiện ở ngày thứ 4): trẻ hạ sốt, hết quấy khóc, chịu chơi, bớt đau tai, thủng màng nhĩ,…
Điều trị viêm tai giữa cấp mủ cho trẻ theo từng giai đoạn
Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tổn thương ở tai sẽ nhanh chóng được phục hồi. Nếu không bệnh có thể tiến triển xấu sang viêm tai mãn tính, viêm tai xương chũm cấp tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Chữa viêm tai giữa cấp mủ bằng Tây y
Ở mỗi giai đoạn cần có phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể:
Trong giai đoạn ứ mủ
Viêm tai giữa cấp mủ ở mức độ nhẹ có thể chữa trị tại chỗ bằng cách sử dụng kháng sinh, nhỏ thuốc, rửa tai,… Bệnh nhân cần kết hợp điều trị với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Với tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần nhỏ tai bằng các dung dịch kháng sinh. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng loại và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng cách, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, khiến bệnh nhân bị điếc. Thông thường, các dung dịch thường được sử dụng là: Effexin, Otofa,… Chống chỉ định dùng các loại kháng sinh: Kanamycin, Neomycin, Streptomycin trong trường hợp này.
Lưu ý: Với bệnh viêm tai giữa cấp mủ, tuyệt đối không sử dụng thuốc dạng viên nghiền để chữa trị. Nguyên nhân là do khi thuốc thổi vào tai, nếu không tan hết dễ gây tình trạng tắc nghẽn ống tai. Điều này dẫn đến dịch trong tai bị ứ đọng, khiến bệnh trầm trọng hơn. Mủ không thể chảy ra ngoài sẽ bị trào ngược vào trọng. Bởi vậy, bệnh nhân có thể bị viêm xương chũm, thậm chí là viêm màng não.
Nếu viêm tai giữa nghiêm trọng hơn nữa, bệnh nhân có thể sẽ phải điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Đồng thời, bệnh nhân phải truyền tĩnh mạch, uống kháng sinh.
Viêm tai giữa bị thủng màng nhĩ
Tình trạng viêm tai giữa nặng hơn có thể gây nên thủng màng nhĩ. Đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật. Việc phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt để màng nhĩ hoạt động trở lại.
Chữa bệnh viêm tai giữa cấp mủ bằng phương pháp Tây y sẽ mang đến tác dụng nhanh hơn. Bệnh nhân có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi sử dụng thuốc Tây để hạn chế gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Chữa viêm tai giữa cấp mủ bằng bài thuốc dân gian
Bên cạnh Tây y, các bài thuốc dân gian của Đông y cũng góp phần không nhỏ vào việc chữa bệnh viêm tai giữa cấp mủ. Đặc biệt, vì phương pháp này sử dụng hoàn toàn bằng dược liệu thiên nhiên nên cực lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với việc điều trị viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em. Dưới đây là một số bài thuốc được Đại Phú An sưu tầm:
Chữa viêm tai giữa cấp mủ bằng phèn chua
- Nguyên liệu: 50g ngũ bột tử, 50g phèn chua.
- Cách thực hiện: Cho nguyên liệu lên miếng sắt, để lên bếp và đun cho đến khi 2 thứ quyện vào nhau. Lưu ý: Chỉ sử dụng miếng sắt mỏng, không dùng đồng hoặc nhôm. Khi phèn chua chảy hết, tắt bếp, ta thu được một hỗn hợp mềm xốp. Lấy hỗn hợp nghiền mịn rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy kín để sử dụng.
- Cách sử dụng: Vệ sinh tai sạch sẽ bằng oxy già, sau đó lau khô. Lấy một tờ giấy sạch, cuốn thành hình phễu. Cho một lượng bột khoảng 1 hạt đậu xanh vào tờ giấy, thổi nhẹ để thuốc bay vào tai. Thực hiện trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày 2 lần sẽ thấy bệnh nhanh thuyên giảm.
- Lưu ý: Không dùng kháng sinh tối thiểu 24 giờ trước khi áp dụng bài thuốc này. Chỉ được sử dụng với các trường hợp bị bệnh viêm tai giữa đã chảy mủ ra ngoài. Nếu chưa có mủ chảy ra thì không được sử dụng.
Chữa viêm tai giữa cấp mủ bằng diếp cá
- Bài thuốc 1: Lấy một nhúm diếp cá, 2 – 3 quả táo đỏ, rửa sạch, cho vào nồi sắc cùng 3 bát nước. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Dùng nước này uống 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Giã nát lá diếp cá, vắt lấy nước cốt. Lấy tăm bông sạch tẩm nước diếp cá và chấm vào vùng tai bị đau. Sử dụng liên tục từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ bằng Tinh dầu thực vật Đại Phú An
Tinh dầu thực vật Đại Phú An được bào chế từ các thành phần: Trầu không, Diếp cá, Long não. Đây những dược liệu có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm, nấm ngứa hiệu quả.
Có lẽ cũng vì thế, Tinh dầu thực vật Đại Phú An được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ em, như lời chị T. đã chia sẻ: “Bé nhà chị bị viêm tai giữa đã mấy ngày và có dấu hiệu có mủ. Chị được một người bạn mách nước là sử dụng Tinh dầu thực vật Đại Phú An. Sẵn tiện trong nhà đang có nên chị dùng tăm bông, thấm tinh dầu rồi ngoáy cho bé mỗi ngày, ai ngờ hiệu quả trên cả mong đợi. Chị mừng quá”.
Ngoài ra, Tinh dầu thực vật Đại Phú An còn được biết đến như một giải pháp hoàn hảo cho các chứng bệnh về xương, cơ, khớp, bệnh ngoài da.
Phòng ngừa viêm tai giữa cấp mủ tái phát
Bệnh viêm tai giữa cấp mủ có khả năng tái phát rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Tái phát nhiều lần không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nghe của tai mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới các cơ quan hô hấp khác. Vì vậy, cần có biện pháp chủ động phòng tránh như:
- Điều trị dứt điểm các căn bệnh về tai mũi họng khác
- Cần nút tai khi bơi lội, tránh để nước chảy vào ống tai giữa gây ứ đọng
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm
- Sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người, nơi công cộng
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế tình trạng đưa vi khuẩn vào cơ thể.
- Bổ sung khoáng chất, vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe
- Nên để trẻ bú bình ở tư thế đứng, hạn chế nằm khi bú bình.
Trên đây là một số cách chữa trị viêm tai giữa cấp mủ ở trẻ được nhiều người áp dụng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chủ động trong việc chữa trị và phòng bệnh cho bản thân và cả gia đình.
THAM QUAN KHU DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐẠI PHÚ AN