Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình là một trong những hội chứng phổ biến hiện nay với tỷ lệ cao.Trước đây, hội chứng này thường gặp ở những người trung niên. Tuy nhiên, hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa khi những người 20 tuổi cũng hay mắc phải. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cùng Đại Phú An tìm hiểu tất tần tật về hội chứng này nhé.
Triệu chứng của rối loạn tiền đình?
Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… Hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể. Nó sẽ giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ.
Nguyên nhân có thể do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, mắc bệnh tim mạch… Những người làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động, rối loạn điều hòa máu lên não do cột sống bị nhiễm lạnh hoặc do thường xuyên tiếp xúc với máy tính…cũng có tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Các dạng rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng. Đó là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Bạn có thể nhận biết thông qua những biểu hiện như:
- Rối loạn tiền đình trung ương: Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt khi thay đổi tư thế, kèm theo nôn ói, khó tập trung. Chứng rối loạn tiền đình trung ương có liên quan đến các bệnh như xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu, thiểu năng tuần hoàn máu, do tổn thương hệ tiền đình, tổn thương nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não do thiếu máu và oxi…
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Bệnh nhân có các biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy đột ngột. Điều này có thể kèm theo ù tai, nôn ói, giảm thính lực, đau đầu, khó tập trung…
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình.
- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mất ngủ thường xuyên dẫn đến stress. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm.
- Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình. Đặc biệt như: ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
- Dân văn phòng, người lao động trí óc, phụ nữ tiền mãn kinh phụ nữ sau sinh,… là những đối tượng có nguy mắc rối loạn tiền đình cao. Mức độ bệnh có thể nhẹ hoặc cũng có thể diễn biến khá nặng và nghiêm trọng tùy từng người.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên thường do bị chấn thương vùng đầu, bị viêm tai xương chũm, viêm tai trong, tắc mạch máu vùng sau cổ… Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan, rối loạn tiền đình thường không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng mối nguy hại lại đến từ những bệnh lý đi kèm như thiếu máu não, tăng huyết áp… dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ và tử vong.
Ngoài ra, cũng phải kể đến những trường hợp người bệnh bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trượt ngã… Những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng của bệnh thường xuất hiện. Những triệu chứng này xảy ra rất bất ngờ và không có dấu hiệu báo trước.
Rối loạn tiền đình lúc mang thai không nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Tuy nhiên, nó sẽ khiến thai phụ sẽ bị hành hạ. Những triệu chứng đặc trưng như khó ăn uống được,hoạt động, tập thể dục… Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Có thể dễ bị sinh con thiếu ký, sinh non, trẻ kém phát triển hơn.
Tốt nhất các chị em bị rối loạn tiền đình nên điều trị bệnh dứt điểm rồi mới tính đến chuyện có thai. Điều này sẽ tránh gây hại đến thai nhi và sự an toàn của bản thân. Hoặc để an toàn bạn nên đi khám để có được lời khuyên từ các chuyên gia. Bởi trong quá trình mang thai bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bệnh thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn… Những triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày.
- Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong thoáng chốc rồi biến mất. Nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày khiến người bệnh khó chịu. Khi bệnh tiến triển sang mãn tính sẽ có khả năng làm cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể…
- Bệnh rối loạn tiền đình cần phải được chữa trị sớm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, huyết áp thấp, tim mạch…
Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?
Sử dụng tinh dầu thực vật Đại Phú An để xoa bóp, giải quyết triệu chứng của rối loạn tiền đình. Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu…bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút. Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.Sử dụng Cao Thực Vật Đại Phú An để hỗ trợ điều trị suy nhược hệ thần kinh. Chính vì vậy, Cao Thực Vật có thể giải quyết các triệu chứng của rối loạn tiền đình hiệu quả. Được chiết xuất tự nhiên 100% bằng nguồn dược liệu quý hiếm Cao Thực Vật Đại Phú An là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả từ bên trong.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/3 thìa cà phê với nước sôi cho hòa tan và pha với nước sôi để nguội hoặc nước lọc, từ 150ml-200ml để uống
Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn tiền đình?
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình và những nguy hiểm do bệnh có thể mang lại, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhất là các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
- Những người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
- Uống nước thường xuyên và đầy đủ khoảng 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước.
- Khi đã mắc rối loạn tiền đình cần cẩn trọng trong sinh hoạt. Bạn không nên quay cổ hay đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột.
- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có khả năng gây tiếng ồn lớn.
- Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô.
- Ngồi hoặc nằm xuống khi cảm thấy chóng mặt.
Khi bị chóng mặt kèm theo nhức đầu, sốt trên 38 độ C, mờ mắt, hoa mắt, mất thị lực, giảm thính giác… Vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác như tai biến mạch não, u não, Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh tim mạch… Bạn cần đi khám kịp thời để xác định xem mình mắc phải chứng bệnh gì.