Khám phá nét đặc sắc của các lễ hội ở Yên Bái theo mùa

Khám phá nét đặc sắc của các lễ hội ở Yên Bái theo mùa

Những lễ hội Yên Bái thường mang theo những nét đặc sắc, độc đáo nhất của vùng cao Tây Bắc. Vào từng thời điểm trong năm những hoạt động lễ hội truyền thống đều mang theo những nét đặc trưng, ấn tượng. Bài viết hôm nay hãy cùng Đại Phú An khám phá các lễ hội ở Yên Bái theo mùa có gì đặc biệt nhé!

Lễ hội Yên Bái vào mùa xuân

Gắn liền với lễ hội Yên Bái có nhiều hoạt động cùng trò chơi thú vị. Những trò chơi mang nét truyền thống của các dân tộc, như­: ném pao, tung còn, chơi đu, đẩy gậy, đua mảng, kéo co, đua ngựa, đánh quay…Các lễ hội ở nơi đây cũng thường được lựa chọn diễn ra vào mùa xuân. Thời điểm mùa khởi đầu của năm mới với sức sống căng tràn của vạn vật, thu hút đông đảo mọi người tham gia. 

Lễ hội đình làng Dọc (Hạ Điền)

Lễ hội đình làng Dọc – Hạ Điền được tổ chức vào mùng 3, 4 tháng Giêng âm lịch. Là một dịp hoạt động nhân dân huyện Trấn Yên, Yên Bái cầu cho mạ xanh lúa tốt, cuộc sống an lành, nhà nhà no ấm. Lễ hội mùa xuân nổi bật với những giá trị văn hóa truyền thống và đậm nét tâm linh. Cũng là một dịp thắt chặt tình làng nghĩa xóm, và tưởng nhớ đến tổ tiên ông cha đã khai phá mảnh đất này.

Lễ hội Yên Bái - Đình làng Dọc
Lễ hội Yên Bái – Đình làng Dọc

Đình làng Dọc nằm ở làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái. Đình được xây dựng từ thế kỷ 19 theo lối kiến trúc chữ “đinh”. Đình nhìn ra suối nước trong xanh có mỏ nước ngầm chảy bốn mùa. Tương truyền đó chính là long mạch của đình. Phía trên mỏ nước còn có phiến đá lớn nơi lưu lại vết chân ngựa của người xưa. 

Lễ hội tại Yên Bái đặc biệt này có sự pha trộn giữa nghi thức tế lễ của người Kinh với các điệu múa xòe then của người Tày. Phần lễ cúng gồm 4 mâm cỗ chay và 27 mâm cỗ mặn. Phần hội sôi động với các trò chơi đa dạng, phong phú như: ném còn, kéo co, đẩy gậy…

Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành

Đây là một lễ hội cầu mùa được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày. Được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng mang theo ước mong của dân làng. Cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no, hạnh phúc.

Phần lễ được tổ chức với những nghi thức truyền thống trang trọng. Mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau đó là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần núi, thần suối: 

  • Núi Khau Ráo ở phía Tây
  • Núi Khau Thú ở phía Bắc
  • Núi Khau Cuốm ở phía Nam
  • Miếu Bà Chúa ở phía Đông

Tiếp đó là những màn đồng diễn 6 điệu dậm cổ gồm:

  • Dậm chéo rứa (múa chèo thuyền)
  • Dậm đàn tính
  • Dậm ví (múa quạt)
  • Dậm đáp (múa kiếm)
  • Dậm teo kéo
  • Dậm quét sân rồng.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội xuống đồng của người Yên Bái.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội xuống đồng của người Yên Bái.

Phần hội vui nhộn hơn với sự tham gia của hàng nghìn người dân và khách thập phương. Các trò chơi dân gian sôi nổi, như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn…

Lễ hội tỉnh Yên Bái – Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn. Là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư nguyện vọng người Tày.

Lễ hội Hoa Ban – Mường Lò

Lễ hội Hoa ban là một hoạt động văn hóa khá tiêu biểu của người Thái Mường Lò. Cứ đến ngày 5/2 âm lịch hàng năm, lễ hội Hoa ban lại được tổ chức ở hang Thẳm Lé. Đây là ngày vui của họ hàng, của bản mường, là dịp cho trai, gái gặp gỡ, hò hẹn. 

Lễ hội hoa Yên Bái mang ý nghĩa cầu phồn thực của cư dân nông nghiệp miền núi, giao tiếp tâm linh:

  • Thỉnh bái thần “Then”. Đây là vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái.
  • Thỉnh bái “Nàng Ban”. Là một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của thiếu nữ Thái. Cũng là biểu tượng của tình yêu đôi lứa thủy chung.
  • Thỉnh bái ma trời, ma đường, ma núi, ma sông… 

Với tâm nguyện phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Mọi đôi lứa được hạnh phúc và cuộc sống của dân bản yên vui.

Hoa Ban là một trong những biểu tượng vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.
Hoa Ban là một trong những biểu tượng vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.

>>> Tổng hợp những lễ hội độc đáo của người dân vùng cao Tây Bắc

Phần lễ và hội

Lễ vật trong nghi lễ là thịt lợn – một con vật thông minh theo quan niệm của người Thái. Đồ lễ gồm có: đầu, đuôi, bốn chân, xương thịt, lục phủ, ngũ tạng, mỗi thứ một gói. Trong số lễ vật để dâng tế thì rượu là đồ lễ không thể thiếu được.

Phần lễ để cúng thần linh được thực hiện ở ngoài cửa hang. Sau đó thầy mo vái “Then” xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới được diễn ra. Phần hội sôi động, vui vẻ nhằm giáo dục con người vươn tới cái đẹp. Các khúc giao duyên theo điệu han nê được cất lên trong và ngoài hang. Sau đó là các trò chơi hái hoa, múa xòe và ném còn. Các chàng trai giúp các cô gái hái những bông hoa ban trắng muốt đem về. Kết thúc lễ hội, các chàng trai, cô gái chia tay nhau với lời hẹn ước gặp lại vào mùa xuân năm tới.

Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen

Xên Lẩu Nó là nghi lễ quan trọng của người Thái đen Mường Lò tỉnh Yên Bái. Lễ hội này nhằm tri ân công đức những thầy cúng đã chữa khỏi bệnh cho mọi người. Đồng thời đây cũng là ngày hội lớn của cộng đồng, thu hút được mọi đối tượng tham gia. Người thân, bạn bè gặp gỡ, mừng nhau tai qua nạn khỏi. Cùng tham gia các trò chơi, điệu xòe truyền thống.

Lễ “Xên Lẩu Nó” luôn được tổ chức tại nhà “Mo một” vào mùa măng mới nhú hàng năm. Lễ vật được đến nhà thầy mo tạ ơn tái sinh. Đến khi người bệnh hoặc thầy mo qua đời, họ lại phải đem lễ vật đến xin về. Lễ vật thường là lợn hoặc gà, có khi khăn piêu, rượu, hương, nến, rau rừng, xôi, hoa ban, hoa mạ, củ gừng, măng rừng, măng sặt, măng giềng. Đều là lễ vật tượng trưng cho sự hồi sinh, mạnh khỏe sau khi được chữa khỏi bệnh. 

Ông mo cúng cho từng người một ngụ ý tỏ lòng biết ơn với đấng siêu nhiên. Những nghi lễ tâm linh giúp mỗi người tự tin, lạc quan, có ý thức giữ gìn sức khỏe hơn. 

Sau lễ cúng, mọi người cùng ăn uống vui vẻ. Những lời hát trong bữa cơm thân mật này đều cầu chúc cho mọi người có sức khỏe.

Ngày nay, tuy có bệnh, đau ốm đều đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Nhưng lễ hội Mường Lò Yên Bái “Xên lẩu Nó” vẫn được bảo tồn như một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ A – ne – pạ – gờ – bá

Lễ A – Ne – Pạ – Gờ – Bá  (Lễ quét ma làng) của người Xá Phó (Phù Lá) huyện Văn Yên. Đây là một trong các lễ hội ở Yên Bái  được tổ chức khá lớn. Lễ hội này được chính thức tổ chức vào ngày mồng một tết Nguyên Đán tại một bãi đất rộng bằng phẳng gần bờ suối ngay cổng làng.

Lễ quét ma làng thể hiện những mong ước của người dân về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc. Vào ngày lễ, mỗi nhà đều phải đóng góp để cùng cả làng tổ chức lễ cúng chung:

  • 1 con gà
  • 1 lít rượu
  • 3 ống gạo
  • Thịt lợn (do cả làng cùng góp chung)…

Mọi người cùng nhau chuẩn bị lập đàn cúng, làm bàn thờ. Sau đó cùng dự lễ cúng đuổi ma làng với thầy cúng.

Lễ vật chính để cúng bao gồm: 1 con gà luộc, thịt, rượu, dây chỉ hai màu đen và trắng, một chiếc mõ gỗ, một đoạn dây thừng buộc mõ, hương và giấy. Mâm cúng được đặt giữa sàn hướng về phía làng.

Sau lễ cúng thần linh, mọi người sẽ cùng nhau ăn uống vui vẻ mừng năm mới tới khuya. Số thực phẩm đóng góp đều phải được ăn hết tại nơi cúng, không đem về bản. 

Trong lúc ăn uống vui chung cũng là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Các điệu xoè “Xình xi bá” truyền thống, các làn điệu dân ca mượt mà. Hoà quyện cùng tiếng sáo mũi “cúc ke” độc đáo và tiếng kèn bầu “Ma nhí” réo rắt, vui tai.

Các lễ hội vào mùa hạ ở Yên Bái

Lễ hội “Bung Lổ” của người Dao Họ

Lễ hội Bung Lổ là lễ hội cầu mưa truyền thống của người Dao Họ, xã Đông An, huyện Văn Yên. Được tổ chức khoảng từ ngày 5 – 15 tháng 5 Âm lịch. Đây là lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc của người Dao Họ. Người dân cầu trời đất, Ngọc Hoàng, Thiên Lôi và các đấng thần linh, tổ tiên, ông bà. Cầu mong được phù hộ cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, thóc lợn đầy nhà, gà lợn đầy sân. 

Lễ hội dân gian Yên Bái này được thống nhất tổ chức tại một gia đình có uy tín trong xã. Nhà của gia đình được chọn phải có người làm “thầy đạo” hoặc “thầy múa”. Chủ nhà phải là người quen thuộc tổ chức lễ hội. Nên cũng là người sẽ phụ trách các lễ vật và dụng cụ liên quan đến nghi lễ.

Màn cúng sẽ diễn ra trong hai tiếng, thường thì sau khoảng thời gian đó sẽ có mưa thật. Nhưng nếu trời không mưa, họ sẽ làm một dòng nước tưới đều khắp giống như có mưa tới. 

Lễ hội cầu mưa của người Thái đen Mường Lò

Lễ hội cầu mưa “Pay So Phôn” là của người Thái đen Mường Lò, tỉnh Yên Bái. Đây là nghi lễ không thể thiếu trước mỗi mùa vụ mới. Được tổ chức vào đầu mùa mưa, sau tết Nguyên Đán. Họ cầu xin các đấng siêu nhiên ban cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ tươi tố. Thông qua tâm linh để khuyên răn, nhắc nhở về bổn phận và trách nhiệm của mỗi người.

Các nhà tùy điều kiện mà đóng góp vào lễ cúng: gạo, rượu, sắn, khoai để vào mẹt. Sau khi chuyển vào bung, chủ nhà và đoàn người cùng hát: “Phôn phôn giơ/ Lôm lôm giơ” (Có nghĩa là: “Mưa nhanh nhanh/ Gió nhanh nhanh”). Điều độc đáo của lễ hội cầu mưa của người Thái đen là các nghi lễ cúng tế không nhiều. 

Người Thái đen Mường Lò tổ chức lễ hội cầu mưa ngay sau dịp Tết Nguyên Đán.
Người Thái đen Mường Lò tổ chức lễ hội cầu mưa ngay sau dịp Tết Nguyên Đán.

Lễ hội cầu mưa là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng. Có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của con người. Nên luôn được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ nhất, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con.

Những lễ hội mùa thu

Lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Lễ hội Yên Bái tháng 9, tháng 10 hằng năm này được tổ chức vào mùa gặt ở Mù Cang Chải.

Ruộng bậc thang là một trong những địa danh nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Nhất là những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kỳ vĩ. Các thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển. Được hình thành từ nhiều đời nay do tập quán canh tác của người Mông. Đến nay rộng hơn 2.600ha. Cần cù lao động, sản xuất, đồng bào Mông đã tạo nên những “kiệt tác” trên núi. Đồng thời cũng tạo ra đời sống tinh thần vô cùng phong phú cho vùng đất nơi đây.

Vẻ đẹp tựa bức tranh kỳ ảo của các thửa ruộng Mù Cang Chải.
Vẻ đẹp tựa bức tranh kỳ ảo của các thửa ruộng Mù Cang Chải.

Lễ hội ruộng bậc thang Yên Bái đã trở thành nét văn hóa đẹp của người dân nơi đây. Trở thành lễ hội tự hào mỗi năm ở Mù Càng Chải 

Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà

Lễ hội Yên Bái – Đền Mẫu Thác Bà được tổ chức theo thông lệ hằng năm vào ngày 9 tháng giêng âm lịch. Đông đảo bà con cùng du khách thập phương đều nô nức về dự hội Đền Mẫu Thác Bà Phần lễ với những nghi thức truyền thống trang trọng. Tất cả mọi nghi lễ rước, tế, dâng hương đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với người xưa. Mở đầu là phần rước kiệu. Phần rước được chia làm ba hướng:

  • Hướng thứ nhất là rước kiệu hoa, kiệu võng và kiệu bát cống
  • Hướng thứ hai là rước lễ vật, gồm 8 mâm từ hồ xanh lên gồm chè kho, bánh, hoa quả
  • Hướng thứ ba là rước cá từ Hồ Thác Bà vào

Sau phần rước kiệu là lễ tế mẫu, lễ dâng hương kính mẫu, lễ dâng hoa, dâng quả, lễ dâng tửu…

Phần hội sôi nổi và vui nhộn diễn ra sau phần lễ nghiêm trang:

  • Các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, chọi gà, ném còn, cờ tướng…
  • Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian

Phần hội là dịp để thể hiện sự khéo léo, tài trí và thông minh, cùng tính cộng đồng, tập thể.

Lễ hội đền Nhược Sơn

Lễ hội đền Nhược Sơn được diễn ra vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm. Tổ chức tại xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao của Hà Chương. Đồng thời cũng là sự cầu mong cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.

Đền Nhược Sơn quay mặt ra hướng Bắc, kết cấu theo kiểu chữ đinh. Có hình thể không đều, trên mặt bằng tổng thể được chia làm hai phần:

  • Phần kiến trúc chính
  • Phần kiến trúc phụ

Diện tích mặt bằng đền là 191,44m². Trong đền có trên 10 di vật gồm chuông đồng, các ô chữ, bát nhang. Tượng Hà Chương được đúc bằng đồng cao 28,5cm, rộng 9 cm, nặng 67 kg.

Lễ cúng họ của người H’mông Suối Giàng

Lễ cúng họ “Zù xu” là một trong các sinh hoạt tín ngưỡng của người H’mông Si ở xã Suối Giàng huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Lễ cúng tập thể này thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống. Cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Lễ “Zù xu” có những ngày tổ chức nghi lễ khác nhau, tùy thuộc theo mỗi dòng họ.

Lễ cúng với mong muốn cầu xin thần linh che chở, phù hộ cho các gia đình trong dòng họ. Cầu xin sự may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, thóc ngô đầy nhà.

Địa điểm tổ chức lễ cúng được thay đổi luân phiên lần lượt theo từng năm. Như vậy, mỗi gia đình đều có điều kiện thể hiện lòng thành của mình đối với tổ tiên, thần linh. Gia đình nào tổ chức, sẽ tự lo mọi thứ từ lễ vật, đồ cúng, thực phẩm thiết đãi. Người trong họ đến dự chỉ cần mang theo một chai rượu làm lễ vật dâng cúng.

Lễ cúng “Zù Xu” chính thức được tổ chức vào buổi sáng, kéo dài và kết thúc vào buổi trưa. Lễ cúng chính thức được tổ chức tại hai nơi, nơi thứ nhất là trước cây “Zàng”. Nơi cúng tiếp theo được tiến hành phía sau nhà.

Lễ hội Yên Bái này của người H’mông Si Suối Giàng được tích hợp nhiều yếu tố văn hóa bản địa. Đồng thời mang đậm các giá trị nhân văn ý nghĩa. Góp phần tăng cường sự thống nhất, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

Lễ hội được tổ chức vào mùa đông

Lễ hội múa Mỡi dân tộc Mường

Lễ hội múa Mỡi dân tộc Mường diễn ra vào dịp đầu năm mới (mùng 3 tháng Chạp). Được tổ chức tại thôn Ao Luông II, xã Sơn A, huyện Văn Chấn. Lễ hội là để con cháu cảm ơn tổ tiên một năm qua đã phù hộ, che chở. Cảm tạ sự phát đạt, may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy bồ, con cháu khỏe mạnh…Mọi người tụ tập cùng nhau múa mời tổ tiên xuống trần gian vui chơi, nhảy múa cùng con cháu. Điệu múa này được diễn ra tại nhà ông Mo lớn, Mo chủ (cầm thần).

Lễ vật trong mâm lễ cúng (Pán Cạo) của lễ hội Yên Bái – múa Mỡi gồm có: 

  • 1 đầu lợn
  • Bánh chay (pèng chay), 
  • Bánh chưng (pèng chưng)
  • Bánh ống (pẻng ống)
  • Cơm, xôi
  • Rau chay, măng, lá đu đủ, 1 nải chuối, 
  • rượu. 
  • Cây bông, tiếng Mường gọi là “Cần Bồng”

Thầy Mo đứng trước mâm cúng khấn, và múa cảm tạ, mời thần linh cùng vui hội. Sau khi thầy mo nhập đồng xong mọi người bắt đầu vào màn múa đầu tiên. Kết hợp theo nhịp gõ trống, chiêng rộn ràng. Kết thúc, tất cả mọi người quây quần lại bên nhau. Cùng chúc nhau chén rượu và hẹn ước gặp lại thần tiên ghé bản Mường vào năm sau .

Khu du lịch Chăm sóc sức khỏe Đại Phú An

Đã ghé qua vùng đất Yên Bái, tham gia những lễ hội nơi đây, du khách cùng đừng quên ghé thăm Khu Du lịch Điều dưỡng Đại Phú An, được tọa lạc tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên nhé. Nơi đây không chỉ nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng, các khu villa với lối kiến trúc vừa đầy đủ tiện nghi, vừa kết hợp kiến trúc truyền thống. Sự đặc biệt ở nơi đây còn đến từ các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh theo phương pháp Y dược học cổ truyền lâu đời. Quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc sức khỏe toàn diện, được trải nghiệm nhiều dịch vụ vui chơi, tiện ích đa dạng. Tâm trạng được thư giãn, đầu óc được thư thái, tinh thần càng thêm sảng khoái. 

Lễ hội Yên Bái đặc sắc thú vị theo từng mùa trong năm không thể bỏ lỡ, và cũng không thể bỏ qua Đại Phú An – điểm đến đáng sống trong hành trình du lịch Tây Bắc của bạn.

THAM QUAN KHU DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐẠI PHÚ AN

 

Liên hệ tư vấn và đăng ký tour du lịch điều dưỡng của Đại Phú An tại:

Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An

Hotline: 0377.288.388

Email: info@daiphuan.vn

Website: daiphuan.vn

Fanpage: facebook.com/DulichchuabenhDaiPhuAn