Tinh chất trầu không là gì? 15 công dụng chữa bệnh phổ biến của tinh chất trầu không
Được chiết xuất từ cây Trầu không, một loại dược liệu mọc phổ biến tại Việt Nam, tinh chất trầu không kế thừa đầy đủ dược tính của chính loài dược liệu phổ biến này. Với rất nhiều công dụng từ kích thích tiêu hóa, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho cho tới kháng viêm và diệt khuẩn, tinh chất trầu không được sử dụng rất rộng rãi, nhất là với Y Học Cổ Truyền.
Để tìm hiểu cặn kẽ về loại tinh chất được coi là kháng sinh của tự nhiên này, mời bạn cùng Đại Phú An tìm hiểu trong vài phút đọc dưới đây nhé!
1. Tinh chất trầu không là gì?
Theo các nhà nghiên cứu, trong mỗi lá trầu không chứa khoảng 0,8 – 2,4% tinh dầu. Protein 3.1%, carbohydrate 6.9%, khoáng chất 2.3%, và tanin 2%. Nước (85 – 90%), chất béo (0.4 – 1.0%), vitamin C, A, phốt pho, Kali, Canxi, Sắt …
Trong đó, tinh chất trầu không là một dạng tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ lá trầu không. Qua đó mang theo tất cả những dược tính tinh túy nhất của loài thực vật này. Bởi vậy, nó được sử dụng rất nhiều, cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
2. Tác dụng của Tinh chất trầu không trong Y học.
2.1. Y học cổ truyền
Trầu không có vị cay nồng, mang tính nóng với mùi thơm hắc. Có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn rất tốt. Được coi là kháng sinh tự nhiên, Trầu không mang theo mình tính kháng sinh rất mạnh. Qua đó có tác dụng rất tốt trong ức chế nhiều chủng vi khuẩn. Ví dụ như Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả…và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, khử trùng và làm sạch hơi thở.
2.2 Theo Y học hiện đại.
Với đa dạng các loại thành phần như Tinh dầu thơm, Betel-phenol, chavicol, eugenol, methyl eugenol, allylcatechol, cadinen, tanin, axit amin, vitamin, p-cymen, chavibetol, Tinh chất trầu không được sử dụng chính trong:
– Tăng cường khả năng chống oxy hóa.
Tinh chất trầu không có khả năng ức chế quá trình peroxit hóa lipid nhằm hình thành nên các gốc tự do trong cơ thể nhờ việc bổ sung carvacrol – một loại hoạt chất đóng vai trò chống oxy hóa chính trong cơ thể.
– Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Nhờ khả năng thẩm thấu sâu, tinh chất trầu không có khả năng tiêu viêm tốt. Qua đó đánh tan các bó cơ đang bị nhức mỏi và giảm đau nhanh. Đây là lý do vì sao tinh chất trầu không có khả năng hỗ trợ đặc biệt tốt trong các liệu pháp vật lý trị liệu và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
– Chống nấm, tiêu diệt vi trùng mạnh.
Nhờ chứa các kháng tính tự nhiên, tinh chất trầu không có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn. Cụ thể là ức chế tăng trưởng và sinh trưởng của các loại vi nấm phổ biến. Ví dụ như aspergillus, candida, ecoli …….
– Điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch
Nhờ sở hữu các hỗn hợp như phenol, flavonoid, tannin và polysacarit, trầu không sở hữu khả năng điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể một cách tự nhiên. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có khả năng ức chế rất đáng kể các phản ứng viêm và rối loạn miễn dịch cơ thể. Từ đó, trầu không có khả năng sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Lupus ban đỏ hoặc khí phế thũng.
– Điều trị hôi miệng
Nhờ khả năng làm gián đoạn sự giảm xuống của methyl mercaptan và hydro sulfide. Trầu không sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng hình thành mảng bám trên miệng. Qua đó ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp khử mùi hôi miệng tốt.
3. Vì sao tinh chất trầu không được sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp?
Từng được coi là một chứng bệnh của tuổi già, giờ đây đau xương khớp đã ngày càng trẻ hóa và lan rộng tới với cả người đang ở độ tuổi đôi mươi. Đau nhức xương khớp tới do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Gây ra các triệu chứng như: đau nhức, sưng khớp, tê buốt và nhức mỏi, biến dạng khớp
Là một loại hoạt chất được coi là kháng sinh của tự nhiên, tinh chất trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu. Trong đó có chứa các hoạt chất như ugenol, Chavibetol, Chavicol, Estragol…. Nhóm hoạt chất này có công dụng kháng viêm cũng như phục hồi các thương tổn tại khớp. Giảm đau thần kinh hiệu quả. Đặc biệt, thành phần chất có trong lá trầu cải thiện rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. (Ví dụ như quá trình hấp thu vitamin và khoáng chất vi lượng). Do vậy, trong bài thuốc điều trị bệnh gout hoặc bệnh viêm khớp sẽ không thể thiếu sự góp mặt của lá trầu không.
4. Sử dụng tinh chất trầu không như thế nào cho đúng cách?
Là vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong đời sống thường ngày vì độ an toàn của mình, trầu không vẫn nên được sử dụng đúng cách để tránh mang lại các tác dụng phụ không mong muốn.
Qua đó, nếu bạn sử dụng trầu không dưới dạng lá. Vậy liều dùng chỉ nên từ 8-16g lá trầu không một ngày, dưới dạng thuốc sắc. Còn nếu bạn sử dụng tinh dầu trầu không để bôi ngoài thì liều lượng tùy ý.
4.1 15 cách sử dụng tinh chất trầu không phổ biến.
– Trị bệnh béo phì: trộn trầu không lẫn với hạt tiêu đen, sử dụng đều đặn trong 2 tháng.
– Trị giun chỉ: trộn hỗn hợp lá trầu không với muối và nước nóng
– Giảm ho, khó thở: Trộn lá trầu không với mù tạt, sau đó làm nóng và đắp lên vùng ngực. Tinh chất trầu không sẽ thẩm thấu qua da. Kết hợp cùng mùi hương cay nồng sẽ giúp giảm các cơn ho và khó thở.
– Loại bỏ mùi hôi miệng, mùi cơ thể và ngăn ngừa sâu răng.
– Ngăn ngừa và điều trị viêm, nhiễm, nấm ngứa âm đạo.
– Điều trị sưng, viêm vô cùng hiệu quả tại các bộ phận khó chữa trị. Ví dụ như viêm khớp, viêm tinh hoàn hay viêm vú.
– Ngoài ra ở Ấn Độ, người ta còn dùng tinh chất trầu không để chữa bệnh tràm, viêm bạch huyết, hen suyễn và thấp khớp.
Xem thêm nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc Gia Mỹ tại đây
– Tinh chất trầu không trộn với mật ong có thể cắt các cơn ho, khó thở và khó tiêu ở trẻ em.
– Làm dứt cơn chảy máu mũi nhanh. Bạn có thể vò nát lá trầu, bó lại với vải rồi đặt ở mũi.
– Đắp lá trầu không lên vết cắt và vết thương sẽ giúp sát khuẩn. Qua đó bảo vệ vết thương và nhanh liền da.
– Lợi tiểu, điều trị rối loạn tiểu tiện.
– Có tác dụng nhất định với hệ thần kinh. Hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị suy nhược thần kinh và đau đầu.
– Chiết xuất trầu không cùng mật ong là một loại thuốc bổ. Có công dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng sinh lý của cơ thể.
– Trong một số bài thuốc, chiết xuất trầu không cũng là một tác nhân có khả năng gia tăng ham muốn tình dục.
– Chiết xuất trầu không cũng có thể sử dụng như một loại thuốc điều trị viêm dạ dày và hạ sốt.
– Tinh dầu có thể được dùng để kích thích ở cổ họng, thanh quản, phế quản, súc miệng và hít trong bệnh bạch hầu.
5. Tinh dầu thực vật Đại Phú An – vị thuốc gối đầu giường từ tinh chất trầu không.
Là sản phẩm vinh dự được trao giải thưởng OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái năm 2020, Tinh dầu thực vật Đại Phú An là bài thuốc cổ phương từ thế kỷ 19 của gia tộc Lương y Đỗ Gia đã được tin dùng bởi đông đảo khách hàng trên khắp cả nước.
Được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên được trồng tại những vùng đất địa linh tốt nhất Yên Bái, trong đó nổi bật là Tinh chất trầu không chiếm tới 18%, Tinh dầu thực vật Đại Phú An được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng đau do:
– Phong tê thấp, viêm khớp, viêm cứng cơ
– Nhức mỏi gân xương, đau lưng do thoái hóa, thoát vị, gai đôi đốt sống
– Đau dây thần kinh ngoại biên, đau đầu do dây thần kinh bị chèn ép, đau vai gáy, người nằm liệt lâu ngày gây đau nhức, khó vận động toàn thân, giúp lưu thông khí huyết.
– Các dạng chấn thương, bong gân, đau do giãn dây chằng, tan thâm tím do va đập
– Phòng ngừa cảm mạo, sổ mũi, làm ấm cơ thể.
Ngoài ra, Tinh dầu thực vật Đại Phú An có thể dùng tham khảo cho các chứng viêm, nấm, ngứa, mụn nhọt ngoài da…
Xem thêm:
Cách dùng Tinh dầu thực vật Đại Phú An đạt hiệu quả tối ưu
Tinh dầu thực vật Đại Phú An (chính hãng) công dụng và liều dùng
Sản phẩm Tinh dầu thực vật Đại Phú An vinh dự nhận “Giấy chứng nhận sản phẩm 3 sao theo tiêu chuẩn OCOP