Tinh dầu là gì? 6 tác dụng của tinh dầu không phải ai cũng biết

Tinh dầu là gì? 6 tác dụng của tinh dầu không phải ai cũng biết

Tinh dầu thiên nhiên trước đây được coi là một liệu pháp mới trong cách thưởng thức mùi hương. Thế nhưng thay vì tinh dầu thơm, người ta đang ngày càng chú ý tới một công dụng ít được biết tới của nó hơn, đó là sử dụng trong Y học như một liệu pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả. 

Vậy tinh dầu là gì và nó có thực sự mang lại tác dụng cho sức khỏe hay không? Hãy cùng Đại Phú An tìm hiểu trong vài phút đọc dưới đây nhé!

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là một dạng hợp chất được chiết xuất từ thực vật, qua đó mang theo đầy đủ hương thơm và đặc tính của loài thực vật đó. Đây cũng là lý do nó còn được gọi là “hương thơm của thực vật”

Giới thiệu các loại tinh dầu
Mỗi loại tinh dầu lại sở hữu đầy đủ đặc tính của một loài thực vật

Quy trình sản xuất tinh dầu

Hiện nay có 3 cách phổ biến nhất trong việc sản xuất tinh dầu. Bao gồm chưng cất, cơ học và dung môi.

  • Phương pháp chưng cất, thực vật được trộn cùng với nước rồi đặt dưới trong môi trường áp suất cao. Khi đạt nhiệt độ lý tưởng, các mô chứa tinh dầu sẽ bị vỡ, làm cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Từ đó tạo ra tinh dầu.
  • Phương pháp chưng cất: Với các loại tinh dầu không thể chịu được áp suất hơi nước, người ta thường hòa tan chúng bằng một loại dung môi (chất dẫn) như hexan, ethanol . Sau đó sử dụng một quá trình khác để tách tinh dầu ra khỏi dung môi đó. Cách làm này rất phù hợp với các dạng thực vật có hàm lượng tinh dầu thấp.
  • Phương pháp cơ học (phương pháp ép lạnh): Phương pháp này thường dùng để tách tinh dầu từ các loại trái cây, có thành phần nhạy cảm với nhiệt độ. Để ép lạnh, người ta dùng máy thủy lực công suất lớn tác dụng lực cơ học để phá vỡ cấu trúc, vỡ các túi dầu, ép vỏ quả thành dầu và nước, bã tách riêng, sau đó sẽ cho qua máy lọc ly tâm để tách tinh dầu ra khỏi nước.
Ép lạnh trong sản xuất tinh dầu
Mô hình ép lạnh cơ học để sản xuất tinh dầu

Tinh dầu tác động tới cơ thể như thế nào?

Trước đây, khi mới được phát hiện, Tinh dầu thường được sử dụng trong các liệu pháp tạo mùi. Chúng có thể được sử dụng thông qua hít thở hoặc bôi trực tiếp lên da.

Xông hơi bằng tinh dầu
Xông hơi là liệu pháp sử dụng Tinh dầu thường thấy nhất

Có một số loại tinh dầu đặc biệt thậm chí còn có thể được hấp thụ bằng đường miệng. Nhưng do số lượng rất hạn chế và không đảm bảo an toàn, việc uống trực tiếp không được khuyến cáo sử dụng.

Tác dụng chính của tinh dầu dưới dạng hít thở là kích thích các vùng trong hệ thống đường biên não, (Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) nơi đóng vai trò biểu lộ cảm xúc, hành vi, khứu giác và trí nhớ dài hạn của con người. Đây cũng là lý do vì sao có đôi khi một mùi hương quen thuộc có thể gợi nhớ về một ký ức hay một cảm xúc nào đó.

Ngoài ra, hệ thống đường biên não cũng đóng vai trò chính trong việc kiểm soát một số chức năng sinh lý dạng “vô thức”. Ví dụ như hít thở, nhịp tim và huyết áp. Đây cũng là lý do vì sao tinh dầu được chứng minh là có tác dụng về mặt y học.

7 lợi ích của tinh dầu với sức khỏe không phải ai cũng biết

Có một nghịch lý đang tồn tại, đó là mặc dù mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng các công dụng trong điều trị bệnh của Tinh dầu vậy chưa được nhiều người biết tới. Chúng bao gồm:

Giúp giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi

Hít tinh dầu trực tiếp
Hương thơm của tinh dầu được coi là một cách điều trị căng thẳng rất tốt

Một số nghiên cứu của Thư viện Y Học Quốc gia Mỹ (NLM) đã chỉ ra rằng mùi hương của một số loại tinh dầu có tác dụng như một liệu pháp để điều trị căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của tinh dầu khi sử dụng lên da. Ví dụ như dùng tinh dầu khi massage có thể làm giảm căng thẳng.

Hỗ trợ giảm đau đầu và đau nửa đầu

Vào cuối những năm 90, có hai nghiên cứu đã chứng minh được rằng massage với tinh dầu bạc hà và hỗn hợp ethanol lên trán và thái dương có thể làm giảm chứng đau đầu. Cũng trong thời gian gần đây, các nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện. Kết quả cho thấy tinh dầu bạc hà và oải hương khi được thoa lên da cũng có tác dụng nhất định trong điều trị đau đầu.

Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ

Tinh dầu oải hương từ lâu đã được rất nhiều người ưa thích nhờ có hương thơm dễ chịu. Có một số báo cáo cho rằng tinh dầu oải hương cũng có khả năng cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt là với phụ nữ sau sinh hoặc người mắc bệnh tim mạch.

Cải thiện giấc ngủ
Hương thơm tinh dầu giúp xoa dịu thần kinh, giúp bạn ngủ ngon hơn

Có khả năng kháng sinh và tiêu diệt vi sinh vật

Không chỉ có tác dụng khử khuẩn trong không khí, tinh dầu còn được chứng minh lâm sàng giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm trong cơ thể người. Trong đó, các loại tinh dầu cho hiệu quả tốt thường mang tính nóng. Ví dụ như như trầu không, long não, bạc hà….

Khử mùi hôi, xua đuổi côn trùng gây hại

Không phải ngẫu nhiên mà tinh dầu được biết tới nhiều nhất dưới dạng một liệu pháp về mùi hương. Với hương thơm dễ chịu, Tinh dầu thơm được nhiều người sử dụng để tạo mùi cho nhà ở hay các nơi cần khử mùi. 

Chính nhờ kế thừa hoàn toàn đặc tính của thực vật, chúng được coi là một phương pháp thay thế an toàn và thân thiện với môi trường trong việc điều chế thuốc diệt muỗi và côn trùng.

Làm đẹp / Chăm sóc da

Hầu hết các loại tinh dầu đều phù hợp với tất cả các loại da. Theo đó, chúng có thể điều chỉnh chức năng của da theo tùy vào mục đích sử dụng của bạn.

Cách đơn giản nhất để sử dụng chúng là massage mặt nhẹ nhàng với tinh dầu mỗi ngày một lần. Bạn chỉ cần chọn một dầu nền phù hợp với loại da của bản thân và tận hưởng hương thơm thư giãn của tinh dầu.

Làm đẹp da bằng tinh dầu
Làm đẹp bằng Tinh dầu là một cách chăm sóc rất phổ biến tại Spa

Pha tinh dầu để tắm cũng là một cách tuyệt vời để chăm sóc da và đánh thức cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạn nên biết

“Tinh dầu là gì? Có tác dụng phụ không?” là một câu hỏi mà nhiều người vẫn băn khoăn. Đầu tiên, ngay cả sản phẩm thuần hữu cơ vẫn có khả năng phát sinh kích ứng. Bởi nó chứa một số hoạt chất “có thể” gây hại cho sức khỏe trong một số trường hợp. Tuy nhiên, theo NML, khi hít hoặc dùng trực tiếp trên da thì hầu hết tinh dầu được cho là an toàn.

Tùy từng cơ địa mỗi người, khi sử dụng một số loại tinh dầu có thể sẽ gặp phải các cơn dị ứng không đồng nhất theo phản ứng của cơ thể. Các loại tinh dầu có phản ứng phụ thường gặp có thể kể tới oải hương, bạc hà, trà xanh và ngọc lan tây.

Ngoài ra các loại tinh dầu chứa nhiều phenol như quế cũng có thể gây ngứa da. Do đó bạn vẫn nên sử dụng một loại tinh dầu khác làm nền để giảm hoạt tính. Ngoài ra bạn cũng không nên uống tinh dầu trực tiếp. Bởi điều này có thể gây hại nếu quá liều.

Các loại tinh dầu phổ biến trên thị trường

Tinh dầu thực vật Đại Phú An – Món quà sức khỏe

Tinh dầu thực vật Đại Phú An

Tinh dầu thực vật Đại Phú An chính hãng là sản phẩm vinh dự được nhận Giấy chứng nhận OCOP 3 sao 2020. Đây là  dự án phát triển kinh tế nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình này đang nhận được nhiều sự quan tâm từ Nhà nước. Từ đó, thúc đẩy phát triển những sản phẩm chất lượng, uy tín tại từng địa phương trên cả nước. Tham khảo thêm thông tin tại Cổng thông tin điện tử Chính Phủ:  OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm.

Được chiết xuất từ 100% tinh dầu nguyên chất, Tinh dầu thực vật Đại Phú An có ba thành phần chính. Đó là: là Tinh dầu trầu không, tinh dầu Long Não và tinh dầu Diếp cá. Sản phẩm mang lại công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị:

– Phong tê thấp, viêm khớp, viêm cứng cơ.

– Nhức mỏi gân xương, đau lưng do thoái hóa, thoát vị, gai đôi đốt sống

– Đau dây thần kinh ngoại biên, đau đầu do dây thần kinh bị chèn ép, đau vai gáy, người nằm liệt lâu ngày gây đau nhức, khó vận động toàn thân, giúp lưu thông khí huyết.

– Các dạng chấn thương, bong gân, đau do giãn dây chằng, tan thâm tím do va đập.

– Phòng ngừa cảm mạo, sổ mũi, làm ấm cơ thể.

Ngoài ra, Tinh dầu thực vật Đại Phú An có thể dùng tham khảo cho các chứng viêm, nấm, ngứa, mụn nhọt ngoài da…

Một số loại tinh dầu phổ biến khác

– Bạc hà: Hỗ trợ hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. 

– Oải hương: Tác động tích cực đến hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng.

Tinh dầu Oải hương là một trong những loại Tinh dầu được yêu thích nhất

– Gỗ đàn hương: Hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Giúp cải thiện khả năng tập trung và giảm căng thẳng.

– Hoa hồng: Hương thơm giúp cải thiện tâm trạng và có tác dụng tích cực trong điều trị lo âu.

– Trà xanh: giúp chống nhiễm trùng, cải thiện hệ miễn dịch.

– Trầu không: Sát khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa cao. Ngoài ra còn có khả năng điều hòa hệ miễn dịch, chống nấm và tiêu diệt vi trùng rất mạnh.

– Long não: Gây tê, khử trùng và làm lành vết thương rất tốt.

– Diếp cá: Giảm kích ứng và chống dị ứng tốt. Ngoài ra còn có tác dụng làm mát và giảm đau với các vết thương dạng viêm.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số loại Tinh dầu được coi là Tặng phẩm tinh túy từ khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An như:

– Tinh dầu sả chanh: Được chưng cất theo phương pháp đặc biệt, một lọ tinh dầu sả chanh từ Đại Phú An lưu giữ những gì tinh túy nhất từ sả, tạo ra một tặng phẩm đặc biệt. Ngoài khả năng khử mùi và xua đuổi côn trùng thường thấy, nó còn có khả năng hỗ trợ giảm đau đầu, đau cơ hay kích thích hệ tiêu hóa rất hiệu quả.

– Tinh dầu quế: Được chiết xuất từ những cây quế loại một – từ thủ phủ quế Văn Yên, Yên Bái – tặng phẩm của Đại Phú An có hương thơm ngọt xen lẫn chút cay nhẹ đặc trưng. Có tác dụng rất tốt trong việc xua đuổi côn trùng có hại, khử mùi hôi, treo xe hay làm đẹp.

Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu từ Lương Y Đỗ Đức Tĩnh

Là người có nhiều năm kinh nghiệm, Lương Y Đỗ Đức Tĩnh có cái nhìn rất riêng trong việc sử dụng tinh dầu hỗ trợ trị liệu. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng sản phẩm Tinh dầu thực vật Đại Phú An. Cụ thể:

Lương Y Đỗ Đức Tĩnh
Lương Y Đỗ Đức Tĩnh

Chỉ nên dùng đúng và đủ liều lượng

Với mỗi điểm đau, bạn chỉ nên sử dụng từ 4-5 giọt tinh dầu/lần. Điều này sẽ sẽ giúp bạn tránh việc tinh dầu bay hơi gây lãng phí. Đồng thời bạn cũng không nên sử dụng quá ít dầu sẽ không hiệu quả. Thời gian xoa bóp cũng nên dừng trong khoảng 15-20 phút là tốt nhất.

Nên kết hợp thải độc từ bên trong

Tinh dầu cũng chỉ hỗ trợ trị liệu về mặt ngoài mà không thể giải quyết triệt để cơn đau. Do đó, bạn nên kết hợp sử dụng cả các sản phẩm thải độc. Đặc biệt là thải độc Gan, Thận để điều trị từ trong ra ngoài. Qua đó sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Riêng với Tinh dầu thực vật Đại Phú An, bạn cũng có thể tham khảo thêm trong bài viết:

Cách dùng tinh dầu thực vật Đại Phú An để đạt hiệu quả tối ưu.

Mua tinh dầu thực vật Đại Phú An chính hãng ở đâu?

Vì sao tinh dầu thực vật Đại Phú An được cho là dầu mát hỗ trợ điều trị xương khớp đầu tiên tại Việt Nam?

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Tinh dầu là gì, cách sử dụng tinh dầu để hỗ trợ trị liệu hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.