Hậu Covid tim đập nhanh có nguy hiểm không, cần làm gì để cải thiện?
Rất nhiều người đã âm tính chia sẻ rằng họ bị hậu Covid tim đập nhanh. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này và cách xử lý ra sao?
Hậu Covid tim đập nhanh khiến nhiều người nhập viện
Anh Thanh Hải (32 tuổi – TP.HCM) đã khỏi Covid được 1 tuần. Tuy nhiên, anh thường xuyên gặp phải các triệu chứng như khó thở, đau ngực, tim đập nhanh. Tình trạng này càng rõ rệt khi anh hoạt động gắng sức. Qua quá trình thăm khám tại Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bác sĩ kết luận anh bị rung nhĩ, viêm ngoài màng tim – di chứng do Covid-19 để lại.
Giống với anh Hải, chị An 26 tuổi cho biết, chị đã âm tính với Covid nhưng thường xuyên bị đánh trống ngực, phù mắt cá chân. Trước đó sức khỏe chị bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Vì thế, nghe bác sĩ kết luận bị hội chứng “trái tim tan vỡ”, chị rất lo sợ. May mắn đây chỉ là bệnh nhất thời, có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 1/5 số bệnh nhân mắc Covid-19 gặp phải vấn đề liên quan tới tim mạch khi đã âm tính. Nặng hơn, có tới 5-9% số người bị tổn thương tim kéo dài sau 6 tháng nhiễm bệnh.
Virus SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể có thể dẫn tới tình trạng viêm. Hệ miễn dịch sẽ phải hoạt động hết công suất để chống trả lại. Quá trình đó sẽ khiến một số mô khỏe mạnh như mô tim bị “đánh gục”. Điều này khiến cho tim bị tổn thương, làm ảnh hưởng tới chức năng tim. Hoặc, một số bệnh nhân bị “cơn bão cytokine”, là tác nhân làm tổn thương nhiều hệ cơ quan, bao gồm cả tim.
Bên cạnh tình trạng hậu Covid tim đập nhanh, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là cục máu đông, tác nhân gây ra đau tim và đột quỵ.
Các triệu chứng tim mạch dễ gặp phải hậu Covid-19
Bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều – BVĐK Tâm Anh cho biết, người bệnh có thể sẽ gặp phải 1 trong số những vấn đề về tim mạch sau: Rung nhĩ; Viêm ngoài màng tim; Viêm cơ tim; Hậu Covid tim đập nhanh hoặc không đều; Bệnh cơ tim do căng thẳng…
Những triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng tim mạch hậu Covid thường là:
- Đau thắt ngực bất chợt, thường xuyên;
- Cảm thấy khó thở, tức ngực, lao lực, hay chóng mặt, choáng váng;
- Mệt mỏi và có thể ngất xỉu;
- Tim loạn nhịp, thỉnh thoảng đánh trống ngực và hồi hộp;
- Sưng mắt cá chân bất thường;
- Đột nhiên tăng cân không kiểm soát, không rõ nguyên nhân;
- Nhịp tim tăng đột ngột khi thay đổi tư thế bất ngờ…
Tất cả những triệu chứng trên đều dễ nhận biết. Vì thế, ngoài hiện tượng hậu Covid tim đập nhanh mà bạn cảm thấy có gì bất thường thì đều nên đi khám.
(Link bài tham khảo : https://tamanhhospital.vn/khac-phuc-trieu-chung-tim-mach-hau-covid-19/)
Xem thêm:
Hậu Covid mệt mỏi kéo dài có nguy hiểm không, nên làm gì để cải thiện?
Nên bổ sung những gì trong chế độ dinh dưỡng hậu Covid?
Món ăn cho người ốm dậy: Thực đơn dễ làm và giàu dinh dưỡng
Một số biện pháp cải thiện tình trạng hậu Covid tim đập nhanh
Nên gặp bác sĩ chuyên khoa
Tim mạch là vấn đề lớn, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng con người. Chính vì thế, khi có bất thường gì bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Tuyệt đối không uống thuốc linh tinh vì rất nguy hiểm lại thêm tốn kém.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự áp dụng thêm một số biện pháp sau, cũng giúp cải thiện sức khỏe rất tốt.
Tập thể dục, thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ, không tập gắng sức
Tập thể dục là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập các bài nhẹ nhàng, vừa sức. Tránh xa các môn vận động mạnh như chạy, nhảy xa, cầu lông…
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn khoa học, lành mạnh
Bạn nên ăn đủ các nhóm chất, đa dạng về màu sắc và nhóm thực phẩm khác nhau. Tốt nhất nên ăn đúng giờ, chia thành bữa chính và bữa phụ. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây chín, càng nhiều màu sắc càng tốt.
Đối với những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp, cần tránh thực phẩm kỵ với bệnh. Không ăn đồ chế biến sẵn, đồ nhiều muối, nhiều đường hay dầu mỡ quá nhiều.
Có chế độ sinh hoạt khoa học, đúng giờ giấc
Người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đơn giản nhất là ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ. Cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc, không thức khuya. Làm việc ở mức vừa phải để giữ gìn sức khỏe.
Tránh xa các tác nhân độc hại: Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
Thực tế những thứ kể trên không chỉ hại với người bệnh mà cả với người khỏe mạnh cũng vậy. Khi bị hậu Covid tim đập nhanh cùng các triệu chứng về tim mạch khác, bạn càng phải kiêng khem.
Việc uống bia rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Từ đó, làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng.
Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh tuyệt đối nóng giận
Yếu tố tinh thần rất quan trọng với người bệnh. Đặc biệt, với những người bị bệnh tim mạch, việc cáu giận sẽ làm bệnh thêm nặng nề. Nóng nảy, stress, mất bình tĩnh có thể làm tái phát bệnh về tim đột ngột. Hãy nhớ rằng “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Luôn giữ tâm thế vui vẻ, bình thản, lạc quan, bệnh tình sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Sử dụng Cao thực vật Đại Phú An – Hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy
Để quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra tốt hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Cao thực vật Đại Phú An.
Với chiết xuất 100% từ các thảo dược quý trong tự nhiên như: Giảo cổ lam, lạc tiên, tam thất, vông nem, dứa rừng… Cao thực vật Đại Phú An tác động vào nhiều hệ cơ quan cùng lúc, kích thích tiêu hóa, an thần, giải độc và làm mát gan, bổ thận. Giúp bạn giảm bớt những triệu chứng như đau đầu, kém ăn, mất ngủ… Mang lại hiệu quả phục hồi cơ thể nhanh chóng.
Khi sức khỏe tổng thể được cải thiện, quá trình “tự chữa lành” cũng diễn ra tốt hơn. Nhờ đó, nhiều các triệu chứng hậu Covid cũng được thuyên giảm.
Quý khách có nhu cầu đặt hàng xin liên hệ:
Hotline: 0969.288.266 và 0329.855.388 – Công ty Cổ phần Nam Dược Đại Phú An – Yên Bái
Hoặc, 0975.997.949 – Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Nam Dược Đại Phú An tại Hà Nội – Số 2 ngõ 14, Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/daiphuan.tinhdau
Địa chỉ Shopee chính hãng: https://shopee.vn/ducxuanhaan